Lớp 3

Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 3 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn.

Với 3 đề thi cuối kì 2 môn Công nghệ 3 KNTT, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi môn Toán, Tiếng Việt. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí 3 đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3:

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3 năm 2022 – 2023 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3

Trường …………………………………………….

Lớp:………………………………………………….

PHIẾU KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
Năm học: 2022 – 2023
Môn: Công nghệ – Lớp 3
Thời gian làm bài: 40 phút

I. TRẮC NGHIỆM

(Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất)

Câu 1. (Mức 1 – 1đ) Khi chọn vật liệu làm thủ công, cần chọn loại có tính chất như thế nào?

A. Phù hợp và an toàn.
C. Tận dụng vật liệu tái chế
B. Không độc hại.
D. Tất cả các đáp án

Câu 2. (Mức 2– 1đ) Đâu không phải là bước nằm trong quy trình cắt, dán hình tròn?

A. Vẽ đường tròn
C. Dán hình tròn
B. Tô màu hình tròn
D. Cắt hình tròn

Câu 3. (Mức 1– 1đ) Chọn đáp án điền vào chỗ trống để thành câu?

“Đồ dùng học tập rất …………., ……………, có nhiều tác dụng khác nhau”

A. Đa dạng, phong phú
C. Hiếm có, ít gặp
B. Xấu xí, bẩn
D. Quá nhiều, không đẹp

Câu 4. (Mức 3– 1đ) Để giữ gìn, bảo quản đồ dùng học tập, em cần làm gì?

A. Thường xuyên lau chùi, để ở nơi an toàn, tránh rơi và mất
B. Vứt lung tung khắp nơi.
C. Không thèm lau chùi, để cho nó bẩn và hỏng
D. Vẽ bậy lên đồ dùng học tập

Câu 5. (Mức 1– 1đ) Biển báo sau là biển báo gì?

Câu 5

A. Giao nhau với đường ưu tiên
C. Cấm người đi bộ
B. Đi chậm
D. Cấm đi ngược chiều

Câu 6. (Mức 1– 1đ) Thông điệp 4Đ không chỉ ra điều nào sau đây?

A. Đúng lúc
C. Đúng người
B. Đúng chỗ
D. Đúng cánh

II. Tự luận

Câu 7. (Mức 2– 2đ) Em hãy nêu các bước làm thước kẻ?

Câu 8. (Mức 2– 2đ) Em hãy nêu các bước làm biển báo?

Đáp án đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3

I. Trắc nghiệm

Mỗi câu trắc nghiệm trả lời đúng được 1 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

d

b

a

a

b

c

II. Tự luận

Câu 7. (2 điểm)

Nêu được 4 bước mỗi bước đúng được 0,5 điểm.

  • Bước 1: Tạo hình của thước
  • Bước 2: Tạo khung thước
  • Bước 3: Chia vạch trên thước
  • Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm

Câu 8. (2 điểm)

– Nêu được 4 bước mỗi bước đúng được 0,5 điểm.

  • Bước 1: Làm biển báo
  • Bước 2: Làm cột biển báo
  • Bước 3: Làm đế biển báo
  • Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm

* Lưu ý:

  • Nếu HS làm cách khác đúng theo yêu cầu vẫn được điểm tối đa.
  • Điểm toàn bài bằng điểm của tất cả các câu công lại. Điểm toàn bài là một số nguyên; cách làm tròn như sau:
  • Điểm toàn bài là 6,5 thì cho 6 nếu bài làm chữ viết xấu, trình bày bẩn; cho 7,0 nếu bài làm chữ viết đẹp, trình bày sạch sẽ khoa học.

Ma trận đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3

Mạch kiến thức, kỹ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL/TH

TN

TL

TN

TL/TH

Bài 7. Dụng cụ và vật liệu làm thủ công

Số câu

1

1

1

2

1

Câu số

1

2

7

Số điểm

1

1

2

2

2

Bài 8. Làm đồ dùng học tập

Số câu

1

1

1

2

1

Câu số

3

8

4

Số điểm

1

2

1

2

2

Bài 9. Làm biển báo giao thông

Số câu

1

1

Câu số

5

Số điểm

1

1

Bài 10. Làm đồ chơi

Số câu

1

1

Câu số

6

Số điểm

1

1

Tổng

Số câu

4

1

2

1

6

2

Số điểm

4

1

4

1

6

4

Đề thi học kì 2 môn Công nghệ 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2

Đề kiểm tra Học kì 2 – Năm học 2022 – 2023
Môn Công nghệ – Lớp 3
(Thời gian 40 phút)

I. Phần trắc nghiệm: Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng (3 điểm)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8 điểm

Câu 1 (1 điểm): (M1)

a. Vật liệu nào có tính chất mềm và thấm nước?

A. Pho-mếch
B. Que gỗ
C. Giấy thủ công

b. Vật liệu nào có tính chất cứng và không thấm nước?

A. Pho-mếch
B. Đất nặn
C. Giấy bìa

Câu 2 (1 điểm): (M1) Để cắt hình tròn, em cần dùng những dụng cụ nào?

A. Com-pa, kéo, ê-ke, hồ dán
B. Kéo; ê-ke, bút chì, giấy thủ công
C. Com-pa, kéo, hồ dán, giấy thủ công

Câu 3: (1 điểm): (M1) Có những cách nào để tạo hình bằng tay?

A. Cắt, nặn, gấp
B. Xé, nặn, gấp
C. Xé, dán, cắt

Câu 4: (1 điểm): (M2)

a. Việc làm nào an toàn khi sử dụng dụng cụ thủ công?

A. Sử dụng kéo để cắt que gỗ
B. Không tập trung khi cắt nguyên liệu làm biển báo.
C. Dùng dụng cụ cầm vừa tay, phù hợp với vật liệu.

b. Việc làm nào không an toàn khi sử dụng dụng cụ thủ công?

A. Không cất gọn dụng cụ sắc nhọn sau khi sử dụng.
B. Dùng dụng cụ cầm vừa tay, phù hợp với vật liệu.
C. Sử dụng kéo vừa tay để cắt giấy

Câu 5 (1 điểm): (M2) Để làm thước kẻ, em không sử dụng vật liệu nào dưới đây?

A. Giấy bìa
B. Đất nặn
C. Bút chì

Câu 6 (1 điểm): Biển báo giao thông có thể có dạng những hình gì? (M2)

A. Hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông
B. Hình thoi, hình chữ nhật, hình tam giác, hình vuông
C. Hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác, hình khối cầu

Câu 7: Làm biển báo cấm đi ngược chiều em cần dùng giấy màu gì? (M1)

A. Màu xanh, màu trắng
B. Màu trắng, màu đỏ
C. Màu xanh, màu đỏ.

Câu 8 (1 điểm): Các bước để làm ô tô đồ chơi theo đúng thứ tự là: (M2)

A. Làm thân xe, hoàn thiện, làm bánh xe và trục xe.
B. Làm bánh xe và trục xe, hoàn thiện, làm thân xe.
C. Làm bánh xe và trục xe, làm thân xe, hoàn thiện

II. PHẦN TỰ LUẬN: 2 điểm

Câu 9 (1 điểm): (M3) Để dán sản phẩm, em có thể sử dụng những vật liệu hỗ trợ nào?

Câu 10 (1 điểm): Viết thêm từ còn thiếu vào chỗ chấm (M2)

Chọn dụng cụ vừa với tay cầm, hạn chế có đầu………., ……… Tập trung khi sử dụng dụng cụ, không đùa nghịch để tránh……………………. Cất dụng cụ vào hộp hoặc bao đựng và để ở nơi ………………….. khi không sử dụng.

ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8 điểm

Mỗi câu đúng chấm 1 điểm.

Câu 1: a. C; b. A.

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: a. C; b. A

Câu 5: B

Câu 6: A

Câu 7: B

Câu 8: C

II. PHẦN TỰ LUẬN: 2 điểm

Câu 9 (1 điểm): hồ dán, keo sữa, băng dính. (Học sinh có thể nêu thêm các vật liệu khác đúng vẫn được điểm tối đa)

Câu 10 (1 điểm): Chọn dụng cụ vừa với tay cầm, hạn chế có đầu sắc, nhọn . Tập trung khi sử dụng dụng cụ, không đùa nghịch để tránh bị thương. Cất dụng cụ vào hộp hoặc bao đựng và để ở nơi an toàn khi không sử dụng.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!