Lớp 9

Bài tập Oxit bazơ tác dụng với axit

Với mong muốn đem đến cho các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa học lớp 9, THPT Nguyễn Đình Chiểu xin giới thiệu tài liệu Bài tập Oxit bazơ tác dụng với axit.

Bài tập Oxit bazơ tác dụng với axit là tài liệu cực kì hữu ích, tổng hợp toàn bộ bài tập trắc nghiệm và tự luận về Oxit bazơ tác dụng với axit có đáp án chi tiết kèm theo. Hi vọng với tài liệu này các bạn có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra một tiết, bài thi học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các bạn xem thêm tài liệu Bài tập Viết phương trình hóa học lớp 9.

Bạn đang xem: Bài tập Oxit bazơ tác dụng với axit

1. Cách giải bài tập Oxit bazơ tác dụng với axit

Oxit bazơ + axit → muối + nước

VD: FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

CuO + HCl → CuCl2 + H2O

Phương pháp giải bài tập oxit bazơ tác dụng với axit:

– Bước 1: Viết PTHH.

– Bước 2: Tính toán theo PTPU (có thể đặt ẩn).

– Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

2. Bài tập trắc nghiệm Oxit bazơ tác dụng với axit

Bài 1: Cho 2,8g hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 50 ml dd H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 4,5g
B. 7,6g
C. 6,8g
D. 7,4g

Bài 2: Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 50g dd H2SO4 11,76%. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 8,41 g muối khan. Giá trị của m là:

A. 3,2g
B. 3,5g
C. 3,61g
D. 4,2g

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 3,61g hỗn hợp gồm ZnO, CuO, MgO và Fe2O3 cần 150 ml dd H2SO4 0,4M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được lượng muối sunfat là:

A. 8,41 g
B. 8,14g
C. 4,18g
D. 4,81g

Bài 4: Cho 5g hỗn hợp bột oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng vừa hết với 200ml dd HCl 0,4M thu được dd X. Lượng muối trong dd X là:

A. 9,2g
B. 8,4g
C. 7,2g
D. 7,9g

Bài 5: Oxy hóa hoàn toàn a(g) hỗn hợp X (gồm Zn, Pb, Ni) được b (g) hỗn hợp 3 oxit Y (ZnO, PbO, NiO). Hòa tan b(g) Y trên trong dung dịch HCl loãng thu được dung dịch Z. Cô cạn Z được hỗn hợp muối khan có khối lượng (b + 55) gam. Khối lượng a (g) của hỗn hợp X ban đầu là:

A. a = b – 16
B. a = b – 24
C. a = b – 32
D. a = b – 8

Bài 6: Cho m gam hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO tác dụng vừa đủ với 50 ml dd HCl 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,071 g muối clorua. Giá trị của m là:

A. 0,123g
B. 0,16g
C. 2,1g
D. 0,321g

Bài 7: Oxi hoá 13,6 gam hỗn hợp 2 kim loại thu được m gam hỗn hợp 2 oxit. Để hoà tan hoàn toàn m gam oxit này cần 500ml dd H2SO4 1M . Tính m:

A. 18,4g
B. 21,6g
C. 23,45g
D. Kết quả khác

Bài 8: Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit. Để hoà tan hết hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dich X thì khối lượng muối khan là bao nhiêu?

A. 9,45g
B. 7,49g
C. 8,54 g
D. 6,45 g

Bài 9: Cho 24,12gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, Al2O3 tác dụng vừa đủ với 350ml dd HNO3 4M rồi đun đến khan dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam hỗn hợp muối khan. Tính m:

A. 77,92 g
B. 86,8 g
C. 76,34 g
D. 99,72 g

Bài 10: Hòa tan m gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch HCl dư sau phản ứng còn lại 8,32gam chất rắn không tan và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 61,92 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:

A. 31,04 g
B. 40,10 g
C. 43,84 g
D. 46,16 g

Gợi ý đáp án

1. C 2. C 3. A 4. C 5. A
6. D 7. B 8. C 9. D 10. C

3. Bài tập tự luận Oxit bazơ tác dụng với axit

Bài 1: Cho 4,0 g CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng 0,5M.

a) Tính khối lượng muối tạo thành.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng.

Bài 2: Cho 2,16 g FeO tác dụng với 400ml dung dịch HCl 0,2M.

a) Tính khối lượng muối tạo thành.

b) Tính nồng mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 3: Cho 2,64 gam hỗn hợp MgO, FeO tác dụng vừa đủ mới 500ml dung dịch H 2 SO 4 loãng 0,1M. Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp oxit ban đầu?

Bài 4: Cho m gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dd H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 80g muối khan. Tính giá trị của m.

Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, CuO cần dùng 200 ml HCl 0,5M. Thu được a gam hỗn hợp muối clorua khan. Tính giá trị của a.

Bài 6: Cho 4,48g một oxit của kim loại hoá trị II tác dụng hết 400ml dung dịch H 2 SO 4 0,2M. Xác định công thức của oxit trên.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!