Lớp 9

Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2021 – 2022

Đề thi học kì 1 Địa lý 9 năm 2021 – 2022 gồm 3 đề kiểm tra chất lượng cuối kì 1 có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Địa lí được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng bao gồm cả tự luận và trắc nghiệm, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Thông qua bộ đề thi học kì 1 lớp 9 môn Địa quý thầy cô và các em học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức luyện giải đề chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi sắp tới. Ngoài ra các bạn học sinh lớp 9 tham khảo thêm đề thi học kì 1 của một số môn như: đề cương ôn thi học kì 1 lớp 9 môn Địa lí, đề thi học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn, Sinh học, Hóa học, Lịch sử. Vậy sau đây là nội dung chi tiết đề thi HK1 Địa 9, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2021 – 2022

Ma trận đề thi học kì 1 Địa lí 9

PHÒNG GD&ĐT…………..

TRƯỜNG THCS …………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2021 – 2022

Môn kiểm tra: ĐỊA LÍ 9

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề kiểm tra gồm: 02 trang)

Cấp độ

Tên Chủ đề (nội dung, chương…)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Vùng TDMN phía Bắc

Thế mạnh phát triển kinh tế

Thế mạnh phát triển kinh tế

– Vẽ biểu đồ

– Nhận xét

Số câu:0,75

Số điểm:0,75 Tỉ lệ 7,5 %

Số câu: 0,25

Số điểm: 0,25

Số câu: 0,5

Số điểm: 0,5

Số câu: 1

Số điểm: 4

Số câu:1

4 điểm= 40%

Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tình hình phát triển kinh tế

Thế mạnh phát triển kinh tế

Tình hình phát triển ngành nông nghiệp

Số câu:1,25

Số điểm: 1,75 Tỉ lệ 17,5%

Số câu: 0,25

Số điểm: 0,25

Số câu: 0,5

Số điểm: 1

Số câu: 0,5

Số điểm:0,5

Số câu:1,25

1,75 điểm= 17,5%

Vùng Bắc Trung Bộ, DH NTB

Vùng kinh tế trọng điểm, thế mạnh phát triển kinh tế

Thế mạnh phát triển kinh tế

Số câu: 15,

Số điểm:3,5 Tỉ lệ 35 %

Số câu: 0,5

Số điểm: 0,5

Số câu: 1

Số điểm: 3

Số câu:1,5

3.5 điểm= 35%

Tổng số câu:5

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ 100 %

Số câu : 1

Số điểm: 1

10 %

Số câu: 1,5

Số điểm: 1,5

15%

Số câu: 2,5

Số điểm: 7,5

75%

Số câu: 5

Số điểm: 10

100%

Đề thi Địa lý lớp 9 học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 : Đánh dấu X vào chỗ trống ở hai cột bên phải cho thích hợp:

Nội dung Đúng Sai
Bắc Ninh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ
Tiểu vùng Đông Bắc là vùng núi cao với dân cư thưa thớt hơn Tây Bắc
Kinh tế biển là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc
Tiềm năng thủy điện tập trung trữ lượng lớn tại vùng Đông Bắc

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lương thực thứ (1) ……… của cả nước. Đây là vùng dân cư (2)…………….., kết cấu hạ tầng nông thôn (3) ………………………nhất cả nước. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên thuận lợi với (4)………………..màu mỡ, hệ thống sông ngòi dày đặc cũng là một thế mạnh rất lớn cho ngành nông nghiệp của vùng.

Câu 3: Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất:

A. Tiểu vùng Tây Bắc có thế mạnh:

a. Kinh tế biển.
b. Chăn nuôi lợn
c. Thủy điện
d. Trồng lương thực

B. Vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính của vùng Đồng bằng sông Hồng, vì:

a. Vụ đông lạnh, thiếu nước
b. Cơ cấu cây trồng đa dạng, hiệu quả kinh tế cao
c. Lao động có kinh nghiệm trồng cây công nghiệp
d. Cây trồng phù hợp khí hậu nhiệt đới

C. Bắc Trung Bộ chưa phát huy được hết thế mạnh kinh tế, vì:

a. Phân bố dân cư chênh lệch giữa miền Bắc và Nam của vùng
b. Chịu ảnh hưởng nặng nề của bão, lũ, gió Lào…
c. Nhà nước chưa chú trọng đầu tư
d. Lao động không có kinh nghiệm sản xuất

D. Hoàng Sa, Trường Sa thuộc địa phận tỉnh, thành phố:

a. Nha Trang và Khánh Hòa
b. Nha Trang, TP Đà Nẵng
c. TP Đà Nẵng và Khánh Hòa
d. Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế

I. TỰ LUẬN (3 điểm)

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, tập bản đồ Địa lí 9 và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh về kinh tế giữa vùng kinh tế Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.

II. THỰC HÀNH (4 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tỉ đồng)

Tiểu vùng

1995

2000

2002

2010

Tây Bắc

320,5

541,1

696,2

2030,7

Đông Bắc

6179,2

10657,7

14301,3

163950,4

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng giá trị công nghiệp của vùng TD&MN Bắc Bộ phân theo vùng.

b. Từ biểu đồ và bảng số liệu, rút ra nhận xét cần thiết và giải thích.

Đáp án đề thi Địa lý lớp 9 học kì 1

PHÒNG GD&ĐT…………..

TRƯỜNG THCS …………..

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021- 2022

Môn kiểm tra: Địa lí

Thời gian làm bài: 45 phút

1. Hướng dẫn chung

Giáo viên chấm theo khối/ lớp đã được giao

– Giám viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần.

– Nếu học sinh làm bài theo cách riêng nhưng trình bày khoa học, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của đáp án thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn quy định (đối với từng phần).

– Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn điểm thi, theo nguyên tắc: điểm toàn bài được làm tròn đến 0,5 điểm (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1 điểm).

2. Đáp án và thang điểm:

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Trắc nghiệm

1

S – S – Đ – S

1

2

(1) – hai ; (2) – đông đúc; (3) – hoàn thiện; (4) – đất đai

1

3

A- c; B – b, C- b, D – c

1

Tư luận

A – Giống nhau

So sánh thế mạnh kinh tế BTB và DH NTB:

-Cả 2 vùng đều phát triển các ngành:

+ Trồng cây công nghiệp.

+ Chăn nuôi gia súc lớn.

+ Khai thác, chế biến lâm sản.

+ Khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ hải sản.

– Cả 2 vùng đều có những trung tâm du lịch, nhiều thắng cảnh và bãi tắm đẹp, tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch, dịch vụ.

+ Bắc Trung Bộ có: Huế, Động Phong Nha, Sầm Sơn…

+ Nam Trung Bộ có: Hội An, Nha Trang…

1,75

B – Khác nhau:

– Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều ưu thế hơn về: khai thác lâm sản, khai thác khoáng sản, thuỷ năng, khai thác muối, nghề cá biển khơi….

1,25

Thực hành

A, Vẽ biểu đồ

Dạng biểu đồ: Đường tốc độ

Yêu cầu:

+ Tính được tốc độ tăng trưởng

+ Vẽ đúng dạng biểu đồ; đảm bảo: đúng khoảng cách năm, chia tỉ lệ phù hợp, có nội dung các trục, số liệu; Đầy đủ tên, chú thích biểu đồ. Biểu đồ gọn gàng, khoa học.

2,5

B, Nhận xét – giải thích

– Giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng theo vùng

– Trong đó: tăng nhanh: Đông Bắc, tăng chậm: Tây Bắc

– Qua BSL ta thấy mức độ chênh lệch rất lớn giữa khu vực Đông Bắc và Tây Bắc về giá trị sản xuất công nghiệp, năm 1995 giá trị sản xuất công nghiệp của Đông Bắc cao gấp 19 lần Đông Bắc thì đến năm 2010 đã lên tới 80,7 lần.

Đây là sự chênh lệch rất rõ rệt đã phản ánh chính xác trình độ phát triển kinh tế cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên mà hai khu vực này có được.

1,5

………………..

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!