Lớp 7

Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

TOP 24 Đề thi cuối kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề thi học kì 1 lớp 7 bao gồm các môn như: Toán, tiếng Anh, Tin học, Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp ….

Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 7 năm 2022 được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa lớp 7. Thông qua đề thi học kì 1 lớp 7 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Đặc biệt giúp các em luyện tập củng cố và nâng cao kỹ năng làm quen với các dạng bài văn để làm bài kiểm tra học kì 1 lớp 7 đạt kết quả tốt. Vậy sau đây là TOP 24 Đề thi cuối kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo mời các bạn cùng tải tại đây.

Bạn đang xem: Bộ đề thi học kì 1 lớp 7 năm 2022 – 2023 sách Chân trời sáng tạo

TOP 24 Đề thi học kì 1 lớp 7 Chân trời sáng tạo

  • Đề thi cuối kì 1 Văn 7 sách Chân trời sáng tạo
  • Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 7 năm 2022 – 2023
  • Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7
  • Đề thi cuối kì 1 Toán 7 sách Chân trời sáng tạo
  • Đề thi học kì 1 Công nghệ 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 1 Văn 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi cuối kì 1 Văn 7 năm 2022

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ

Có một học trò hỏi thầy mình rằng:

– Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?

Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:

– Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.

Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:

– Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:

– Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.

Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:

– Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.

Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:

– Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận

Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:

A. Giá trị cuộc sống
B. Lòng biết ơn
C. Đức tính trung thực
D. Lòng hiếu thảo

Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?

A. Người học trò
B. Người kể chuyện
C. Hòn đá
D. Người thầy

Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?

A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.

Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?

A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí
B. Than thở, xem xét, háo hức
C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận
D. Xấu xí, than thở, háo hức

Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:

A. Hòn đá
B. Người học trò
C. Người thầy
D. Chủ tiệm đồ cổ

Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi?

A. Trạng ngữ
B. Cụm danh từ
C. Cụm động từ
D. Cụm tính từ

Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?

A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.
C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.
D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.

Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?

II. VIẾT (4,0 điểm)

Em hãy viết một bài văn trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình.

Đáp án đề thi cuối kì 1 lớp 7 môn Văn

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

6,0

1

C

0,5

2

A

0,5

3

B

0,5

4

C

0,5

5

D

0,5

6

A

0,5

7

C

0,5

8

B

0,5

9

HS viết đoạn văn 8-10 dòng nêu được cụ thể thông điệp, lí do chọn thông điệp.

HS có thể lựa chọn những thông điệp sau:

– Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn.

– Hãy trân trọng những gì mình đang có bởi cuộc sống tốt đẹp hay không là do cách bạn suy nghĩ và cảm nhận.

2,0

II

VIẾT

4,0

a. Đảm bảo bố cục bài văn biểu cảm về con người gồm 3 phần: MB, TB, KB.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

Biểu cảm về người mẹ kính yêu của mình.

0,25

c. Trình bày cảm xúc của em về người mẹ kính yêu của mình

1. Mở bài:

· Giới thiệu được người mẹ mà em yêu quý nhất

· Tình cảm, ấn tượng của em về mẹ.

2. Thân bài

a. Giới thiệu một vài nét tiêu biểu về mẹ: Mái tóc, giọng nói, nụ cười, ánh mắt

· Hoàn cảnh kinh tế gia đình … công việc làm của mẹ, tính tình, phẩm chất.

b. Tình cảm của mẹ đối với những người xung quanh

· Ông bà nội, ngoại, với chồng con …

· Với bà con họ hàng, làng xóm …

c. Gợi lại những kỉ niệm của em với mẹ.

· Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em đối với mẹ.

3. Kết bài:

· Ấn tượng, cảm xúc của em đối với mẹ

· Liên hệ bản thân … lời hứa.

3,0

0,5

2,0

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh thơ giàu sắc thái biểu cảm.

0,25

Ma trận đề thi Văn cuối kì 1 lớp 7

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

Truyện ngắn

3

0

5

0

2

0

60

2

Viết

Biểu cảm về con người

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng

15

5

25

15

0

30

0

10

100

Tỉ lệ (%)

20

40

30

10

Tỉ lệ chung

60%

40%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7; THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Kĩ năng

Nội dung/Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1.

Đọc hiểu

Truyện ngắn

Nhận biết:

– Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản.

– Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản.

– Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn.

– Xác định được số từ, phó từ, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).

Thông hiểu:

– Tóm tắt được cốt truyện.

– Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

– Hiểu và nêu được tình cảm, cảm xúc, thái độ của người kể chuyện thông qua ngôn ngữ, giọng điệu kể và cách kể.

– Nêu được tác dụng của việc thay đổi người kể chuyện (người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba) trong một truyện kể.

– Chỉ ra và phân tích được tính cách nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, lời thoại; qua lời của người kể chuyện và / hoặc lời của các nhân vật khác.

– Giải thích được ý nghĩa, tác dụng của thành ngữ, tục ngữ; nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng; nghĩa của từ trong ngữ cảnh; công dụng của dấu chấm lửng; biện pháp tu từ nói quá, nói giảm nói tránh; chức năng của liên kết và mạch lạc trong văn bản.

Vận dụng:

– Thể hiện được thái độ đồng tình / không đồng tình / đồng tình một phần với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.

– Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác phẩm.

3TN

5TN

2TL

2

Viết

Biểu cảm về con người

Nhận biết: Nhận biết được yêu cầu của đề về kiểu văn bản, về văn biểu cảm.

Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục văn bản)

Vận dụng: Viết được bài văn Biểu cảm về con người. Bố cục rõ ràng, mạch lạc ; ngôn ngữ trong sáng, giản dị; thể hiện cảm xúc của bản thân về người mẹ kính yêu của mình.

Vận dụng cao: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh để bày tỏ tình cảm, cảm xúc về người mẹ kính yêu của mình.

1TL*

Tổng

3TN

5TN

2 TL

1 TL

Tỉ lệ %

20

40

30

10

Tỉ lệ chung (%)

60

40

Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 7 năm 2022 – 2023

Ma trận đề thi học kì 1 Mỹ thuật 7

TT

Mạch nội dung

Đơn vị kiến thức

Mức độ đánh giá

1

Mĩ thuật Tạo hình

Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp:

Yếu tố tạo hình

– Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.

Nguyên lí tạo hình

– Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.

Thể loại

Lựa chọn, kết hợp:

– Lí luận và lịch sử mĩ thuật

– Hội hoạ

Hoạt động thực hành

Thực hành

– Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D.

Thảo luận

– Sản phẩm thực hành của học sinh.

Định hướng chủ đề Lựa chọn, kết hợp:

– Văn hoá, xã hội.

Nhận biết:

– Xác định được mục đích sáng tạo sản phẩm mĩ thuật tranh tĩnh vật.

Thông hiểu:

– Phân biệt được sự mô phỏng lại và lặp lại trên sản phẩm, tác phẩm tranh tĩnh vật.

Vận dụng:

– Mô phỏng lại được “mẫu” (đối tượng nghệ thuật) đúng trình tự và phương pháp.

– Vận dụng được nhịp điệu của đường nét, đậm nhạt màu sắc vào sáng tạo sản phẩm.

Vận dụng cao:

– Phân biệt được một số chất liệu trong hội hoạ và đồ hoạ thường dùng trong tranh tĩnh vật.

Đề thi cuối kì 1 môn Mỹ thuật 7 năm 2022

a. Nội dung đề

Câu 1: Em hãy vẽ một bức tranh tĩnh vật màu với chất liệu tự chọn.

Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (Chất liệu/vật liệu, ý tưởng sáng tạo sản phẩm…).

b. Yêu cầu

– Hình thức tạo hình: 2D (có thể kết hợp vẽ, xé dán) – Chất liệu/vật liệu: Tự chọn (giấy,bìa, màu …). – Kích thước: Khuôn khổ A4.

Hướng dẫn đánh giá nội dung nội kiểm tra và xếp loại

Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG

1. Xác định được mục đích sáng tạo sản phẩm mĩ thuật tranh tĩnh vật.

2. Phân biệt được sự mô phỏng lại và lặp lại trên sản phẩm, tác phẩm tranh tĩnh vật.

3. Mô phỏng lại được “mẫu” (đối tượng nghệ thuật) đúng trình tự và phương pháp.

4. Vận dụng được nhịp điệu của đường nét, đậm nhạt, màu sắc…vào sáng tạo sản phẩm.

5. Phân biệt được một số chất liệu trong hội hoạ và đồ hoạ thường dùng trong tranh tĩnh vật.

Xếp loại:

Chưa đạt: HS chỉ đạt được tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí.

Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3); 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí.

Đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7

Đề thi học kì 1 lớp 7 môn Giáo dục địa phương

PHÒNG GD& ĐT …………..

TRƯỜNG THCS …………..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

NĂM HỌC 2022 – 2023

MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 7

Thời gian làm bài 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM : ( 3,0 Điểm) Mỗi câu 0,5 điểm.

* Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.

Câu 1: Thời Đinh – Tiền Lê Bắc Giang gọi là gì?

A. Long Biên.
B. Hà Bắc
C. Bắc Giang
D. Kinh Bắc.

Câu 2 : Quân Tống sang xâm lượt nước ta năm 981 do ai cầm đầu:

A. Tào Tháo
B. Tôn Quyền
C. Liễu Thăng
D. Hầu Nhân Bảo

Câu 3. Thân Cảnh Phúc sinh ra ở huyện nào?

A. Lạng Giang
B. Lục Nam
C. Bắc Giang
D. Sơn Động

Câu 4. Ngành kính tế nào phát triển mành thời nhà Trần:

A. Khai thác khoáng sản
B. Xuất khẩu nông sản
C. Trồng trọt và chăn nuôi
D. Công nghiệp nhẹ

Câu 5. Đền thờ Khánh Vân ở Bắc Giang thờ tướng quân nào?

A. Thân Cảnh Phúc
B. Vi Hùng Tháng
C. Lều Văn Minh
D. Trần Quốc Tuấn

Câu 6. Quân Mông Nguyên xâm lược nước ta mấy lần?

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 Điểm)

Câu 7. Nêu sự hiểu biết của mình về tướng quân Vi Hùng Tháng? (3.0 điểm)

Câu 8. Cảm xúc của em như thế nào khi đến Đền Hả thờ tướng quân Thân Cảnh Phúc ở xã Hồng Giang huyện Bắc Giang.(3,5 điểm)

Đáp án đề thi học kì 1 lớp 7 môn Giáo dục địa phương

I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu X 0,5 = 3 đ)

Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
Đáp án A x
B x
C x x x
D x

II. TỰ LUẬN

Câu 7.

– Vi Hùng Tháng người làng Vai, xã Kim Sơn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, là tướng giỏi trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ở Bắc Giang. Ông được vua Trần phong tước Quốc Công. (1.5 điểm)

– Trong trận Nội Bàng, Vi Hùng Tháng chiến đấu dũng cảm và hi sinh ngày 20/2/1288 ở đồi Tân Dã nay thuộc huyện Lục Ngạn. Để nhớ ơn Vi Hùng Tháng, nhân dân Bắc Giang đã lập đền thờ ông ở nhiều nơi. (1.5 điểm)

Câu 8.

– Học sinh tự do viết bằng kiến thức và cảm xúc của mình. (4 điểm)

Ma trận đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7

Mức độ

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Bắc Giang từ thế kỉ X đến thế kỉ XIII.

Câu

1,2, 3

1,5đ

8

2. Bắc Giang từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XIV

Câu 4,5,6

1,5 đ

7

Tổng cộng

Số câu: 6

Số điểm: 3

Tổng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 3,0

Tổng: 30%

Số câu: 1

Số điểm: 4,0

Tổng: 40%

Đề thi cuối kì 1 Toán 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 Công nghệ 7 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi Công nghệ lớp 7 cuối kì 1

A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu hỏi sau:

Câu 1. Vai trò nào sau đây không phải của trồng trọt?

A. Cung cấp nguyên liệu cho chế biến sữa.
B. Cung cấp gạo cho xuất khẩu.
C. Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
D. Cung cấp rau xanh cho con người

Câu 2. Loại cây trồng nào sau đây thuộc nhóm hoa, cây cảnh?

A. Cây lạc (đậu phụng).
B. Mùng tơi.
C. Cây điều.
D. Cây hoa hồng

Câu 3. Nhóm cây trồng nào sau đây đều là cây rau?

A. Cà phê, lúa, ngô.
B. X u hào,cải bắp, cà chua.
C. Khoai lang, khoai tây, mía.
D. Bông, cao su,cà phê.

Câu 4. Trong các quy trình dưới đây, đâu là thứ tự đúng khi làm đất trồngcây?

A. Bừa hoặc đập nhỏ đất →Cày đất→Lên luống.
B. Cày đất →Lên luống→Bừa hoặc đập nhỏ đất.
C. Cày đất →Bừa hoặc đập nhỏ đất→Lên luống.
D. Lên luống→ Cày đất→ Bừa hoặc đập nhỏ đất.

Câu 5. Công việc nào dưới đây được thực hiện trước khi bón phân lót?

A. Trồng cây
B. Gieo hạt.
C. Tưới nước.
D. Cày đất.

Câu 6. Một trong những công việc thường làm ngay sau khi trồng cây con là

A. Bón phân cho cây.
B. Làm cỏ dại.
C. Tưới nước đầy đủ.
D. Đào hố trồng cây.

Câu 7. Một trong những nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh là:

A. Ưu tiên sử dụng thuốc bảovệ thực vật hóa học.
B. Phòng là chính.
C. Phun thuốc với nồng độ cao hơn hướng dẫn sử dụng.
D. Phun thuốc với nồng độ thấp hơn hướng dẫn sử dụng.

Câu 8. Phương án nào sau đây không phải là một trong các phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt ?

A. Hái.
B. Nhổ. .
C. Bổ.
D. Cắt

Câu 9. Trong nhân giống bằng phương pháp giâm cành,chọn cành giâm có đặc điểm nào sau đây?

A. Cành bánh tẻ
B. Cành càng non càng tốt. .
C. Cành càng già càng tốt.
D. Cành càng to càng tốt.

Câu 10. Việc sử dụng thùng xốp đã qua sử dụng để trồng rau an toàn có ý nghĩa nào sau đây?

A. Giúp cây nhanh lớn.
B. Hạn chế nguồn sâu bệnh.
C. Thuận lợi cho việc chăm sóc.
D. Bảo vệ môi trường.

Câu 11. Bảo vệ di tích lịch sử,danh làm thắng cảnh là vai trò của loại rừng nào sau đây?

A. Rừng phòng hộ.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng đầu nguồn.

Câu 12. Để bảo vệ rừng chúng ta không nên làm việc nào sau đây?

A. Bảo vệ rừng đầu nguồn
B. Tích cực trồng rừng.
C. Khai thác gỗ càng nhiều càng tốt.
D. Chăm sóc rừng thường xuyên.

Câu 13. Việc bón phân định kì trong quá trình chăm sóc rừng có tác dụng nào sau đây?

A. Cung cấpchất dinh dưỡng cho cây rừng.
B. Hạn chế sự phát triển của sâu,bệnh hại.
C. Kích thích sự phát triển của cỏ dại.
D. Làm cho đất tơi xốp, tạo điều kiện cho rễ cây phát triển.

Câu 14. Một trong các công việc chăm sóc rừng là :

A. Đố tnương làm rẫy
B. Phát quang
C. Chăn thả gia súc.
D. Phòng chống cháy rừng.

B. TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm): Em hãy đề xuất quy trình bón phân thúc cho một loại cây trồng em yêu thích, nêu rõ ý nghĩa

(mục đích) của từng bước trong quy trình.

Câu 2: (1 điểm): Theo em, quy trình trồng cải xanh đã áp dụng các biện pháp trồng trọt hữu cơ như thế nào?

Đáp án đề thi Công nghệ 7 cuối kì 1

I. TRẮC NGHIỆM 7 điểm mỗi câu 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
Đáp án A D B C D C B C A D B D A B

II. TỰ LUẬN 3 điểm

Câu

Đáp án

Điểm

1

Quy trình bón phân thúc

Bước 1: làm cỏ dại bằng dụng cụ phù hợp để cỏ dại không cạnh tranh phân bón với cây.

Bước 2: sử dụng phân hóa học hoặc phân hữu cơ hoai mục để bón cho cây vì cây có thể sử dụng được ngay

Bước 3: vun xới , vùi phân vào đất hoặc gốc cây để tạo độ tơi xốp, thoáng khí, phân bón không bị rửa trôi.

Bước 4: tưới nước cho cây nhằm cung cấp nước và hoa tan phân bón cho cây, để cây dễ dàng hút chất dinh dưỡng.

0,5 điểm

0,5 điểm

0,5 điểm

2

Quy trình trồng cải xanh vừa học đã áp dụng các biện pháp trồng trọt hữu cơ:

– Không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ độc hại.

– Không sử dụng phân bón hóa học.

– Không sử dụng chất kích thích phát triển.

=> Mang tới nguồn rau sạch, an toàn chất lượng cho người tiêu dùng.

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

(0,25 điểm)

Ma trận đề thi học kì 1 môn Công nghệ 7

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

Giới thiệu chung về rừng

Phân biệt được các loại rừng

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Trồng cây rừng

Biết thời vụ trồng rừng, cách làm đất

Nắm được quy trình trồng rừng

Vận dụng trồng rừng

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu:8

Số điểm:2

Tỉ lệ:20%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 13

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

Chăm sóc cây rừng sau khi trồng

Biết thời gian, số lần chăm sóc cây rừng

Nắm được những công việc chăm sóc cây rừng

Giải thích được ý nghĩa chăm sóc cây rừng

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 4

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:

Số câu: 9

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 16

Số điểm: 4

Tỉ lệ: 40%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 26

Số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!