Lớp 9

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Vật lý 2021 – 2022 mang đến 6 đề kiểm tra giữa kì có đáp án chi tiết kèm theo ma trận đề thi. Qua 6 đề thi giữa kì 2 Lý 9 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đề thi giữa kì 2 Lý 9 cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh của mình. Ngoài đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 9 các bạn tham khảo thêm một số tài liệu như: Ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 9, đề cương giữa kì 2 lớp 9 môn Ngữ văn. Vậy sau đây là 6 đề thi giữa kì 2 Vật lý 9, mời các bạn cùng theo dõi.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 9 năm 2021 – Đề 1

Ma trận đề thi giữa kì 2 Lý 9

Cấp độ

Tên

chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

Chủ đề 1: Dòng điện xoay chiều

– Nêu được nguyên tắc cấu tạo, hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

– Nhận biết được ampe kế và vôn kế dùng cho dòng điện một chiều và xoay chiều qua các kí hiệu ghi trên dụng cụ.

– Hiểu được dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào.

– Phát hiện dòng điện là dòng điện xoay chiều hay dòng điện một chiều dựa trên tác dụng từ của chúng.

Giải thích tại sao khi quay núm của đinamô thì đèn xe đạp lại sáng.

Số câu

2

0,5

2

0,5

5

Số điểm

1,5

1,0

0,5

1,0

3

Tỉ lệ %

30%

Chủ đề 2: Truyền tải điện năng đi xa

Nhận biết được công dụng, cấu tạo của máy biến thế

Nêu được công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn.

Vận dụng công thức của máy biến thế để giải bài tập.

Số câu

2

0,5

0,5

3

Số điểm

0,5

1,0

2,0

3,5

Tỉ lệ %

35%

Chủ đề 3: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng và thấu kính hội tụ

Nhận biết được đặc điểm của thấu kính hội tụ.

Nêu được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Vẽ ảnh của vật tạo bởi thấu kính.

Vận dụng kiến thức hình học xác định được khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

Số câu

2

1

0,5

0,5

4

Số điểm

0,5

1,0

1,0

1,0

3,5

Tỉ lệ %

35%

Tổng số câu

6,5

3,5

2

12

Tổng số điểm

2,5

2,5

5,0

10

Tỉ lệ %

25%

25%

50%

100%

Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 9

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm) Ghi lại vào bài làm của em chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8).

Câu 1. Máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay hoạt động dựa trên:

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

C. Tác dụng nhiệt của dòng điện.

B. Tác dụng quang của dòng điện.

D. Tác dụng sinh lí của dòng điện.

Câu 2. Dụng cụ đo cường độ dòng điện xoay chiều là:

A. Vôn kế xoay chiều.

C. Ampe kế một chiều.

B. Ampe kế xoay chiều.

D. Vôn kế một chiều.

Câu 3. Dòng điện cảm ứng không xuất hiện trong cuộn dây dẫn khi nào:

A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng lên.

B. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên.

C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây không thay đổi.

D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây giảm đi.

Câu 4. Tác dụng nào phụ thuộc vào chiều của dòng điện ?

A. Tác dụng nhiệt.

C. Tác dụng quang.

B. Tác dụng sinh lý.

D. Tác dụng từ.

Câu 5. Các bộ phận chính của máy biến thế gồm:

A. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và nam châm điện.

B. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây khác nhau và một lõi sắt.

C. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm vĩnh cửu.

D. Hai cuộn dây dẫn có số vòng dây giống nhau và nam châm điện.

Câu 6. Máy biến thế có tác dụng:

A. Giữ hiệu điện thế không đổi.

B. Giữ cường độ dòng điện không đổi.

C. Tăng hoặc giảm hiệu điện thế xoay chiều.

D. Biến đổi công suất truyền tải điện.

Câu 7. Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành

A. Chùm tia ló hội tụ.

B. Chùm tia phản xạ.

C. Chùm tia ló phân kỳ.

D. Chùm tia ló song song khác.

Câu 8. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có:

A. phần rìa dày hơn phần giữa.

B. hình dạng bất kì.

C. phần rìa và phần giữa bằng nhau.

D. phần rìa mỏng hơn phần giữa.

PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm)

a) Nêu các bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều?

b) Giải thích tại sao khi quay núm của đi na mô thì đèn xe đạp lại sáng.

Câu 10 (3,0 điểm)

a) Viết công thức tính công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện (Nêu rõ ý nghĩa, đơn vị của các đại lượng trong công thức).

b) Một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng, cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào nguồn điện xoay chiều có hiệu điện thế 110V. Tính hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp khi mạch hở?

Câu 11 (1,0 điểm)

Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Câu 12 (2,0 điểm)

Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10cm (A nằm trên trục chính), vật cách thấu kính 30cm.

a) Dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính.

b) Bằng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 Vật lí 9

Phần I: Trắc nghiệm (2,0 điểm). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
Đáp án A B C D B C A D

Phần II: Tự luận (8,0 điểm)

Câu

Ý

Đáp án

Điểm

9

(2,0 điểm)

a

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ phận còn lại có thể quay được gọi là rôto.

1

b

Khi quay núm của đinamô, nam châm quay theo. Khi một cực của nam châm lại gần (hoặc ra xa) cuộn dây, số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây tăng (giảm), lúc đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Dòng diện này chạy qua bóng đèn làm đèn sáng

1

10

(3,0 điểm)

a

Công thức tính công suất hao phí trên đường dây tải điện:

{P_{hp}} = {I^2}.R = frac{{{U^2}}}{R} = R.frac{{{P^2}}}{{{U^2}}}

P: công suất truyền tải (W)

U: hiệu điện giữa hai đầu đường dây tải điện (V)

R: điện trở của đường dây tải điện(Ω)

Php : công suất tỏa nhiệt (hao phí) (W)

1

b

Ta có: frac{mathrm{U}_{1}}{mathrm{U}_{2}}=frac{mathrm{n}_{1}}{mathrm{n}_{2}} Rightarrow mathrm{U}_{2}=frac{mathrm{U}_{1} cdot mathrm{n}_{2}}{mathrm{n}_{1}}=frac{110.2500}{1000}=275(mathrm{~V})(V)

2

11

(1,0 điểm)

Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

1

12

(2,0 điểm)

a

1

b

Vận dụng kiến thức hình học tính được OA’ = 15 cm

1

Ghi chú: HS làm cách khác đúng vẫn đạt điểm tối đa.

Đề thi giữa kì 2 Vật lý 9 năm 2021 – Đề 2

Ma trận đề thi giữa kì 2 Lý 9

Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

TN

TL

TN

TL

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

1. Dòng điện XC-Máy phát điện-MBT-Truyền tải ĐN đi xa

-Biết được nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

-Biết được các tác dụng của dòng điện xoay chiều.

-Biết sử dụng dđ xc

-Biết HT cảm ứng điện từ và truyền tải ĐN đi xa

-Đặc điểm,ký hiệu dđxc và dđ1c, cách tạo ra dđxc

-Điện năng hao phí.

-Dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều.

-Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều có khung dây quay hoặc có nam châm quay.

-Hiểu được các máy phát điện đều biến đổi cơ năng thành điện năng.

-Sử dụng hệ thức của MBT.

-Tác dụng của MBT.

-Tính được U2, I2 của MBT.

Số câu

Điểm

Tỉ lệ

2

0,5

5%

0,5

2,0

20%

2

0,5

5%

2

0,5

5%

0,5

2,0

20%

7

5,5đ

50%

2. HT khúc xạ AS-Các loại thấu kính

Biết các loại TK, HT khúc xạ AS.

-Hiểu được ảnh tạo bởi các TK

-Dựng ảnh và đặc điểm của ảnh tạo bởi các TK

Đặc điểm của ảnh tạo bởi các TK

Dựng ảnh của 1 vật tạo bởi TKHT,TKPK

Số câu

Điểm

Tỉ lệ

2

0,5

5%

2

0,5

5%

1

1,5

15%

2

0,5

5%

1

1,5

15%

8

4,5đ

45%

Tổng số câu

Điểm

Tỉ lệ

4,5

3,0

30%

5

2,5

25%

4,5

3,0

30%

1

1,5

15%

15

10

100%

Đề thi giữa kì 2 Vật lí 8

Phần I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất: (3 điểm)

Câu 1. Trong trường hợp nào dưới đây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng?

A. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn.

B. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi.

C. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín biến thiên.

D. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh.

Câu 2. Khi đặt la bàn tại một vị trí nào đó trên mặt đất, kim la bàn luôn định hướng:…………

A. cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Bắc địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí.

B. cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Bắc địa lí.

C. cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Đông địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Tây địa lí.

D. cực từ Bắc kim la bàn chỉ hướng Tây địa lí, cực từ Nam kim la bàn chỉ hướng Nam địa lí.

Câu 3. Thiết bị nào sau đây hoạt động bằng dòng điện một chiều?

A. Bàn là điện.

B. Đèn pin đang sáng.

C. Quạt trần trong nhà đang quay.

D. Máy bơm nước.

Câu 4. Với cùng một công suất điện truyền đi, công suất hao phí sẽ thay đổi thế nào nếu hiệu điện thế tăng lên năm lần?

A. Giảm 5 lần.

B. Giảm 10 lần.

C. Giảm 15lần.

D. Giảm 25 lần.

Câu 5. Lõi sắt trong nam châm điện có tác dụng gì?

A. Làm cho nam châm được chắc chắn.

B. Làm tăng từ trường của ống dây.

C. Làm nam châm được nhiễm từ vĩnh viễn.

D. Không có tác dụng gì.

Câu 6. Khi truyền tải điện năng đi xa, để làm giảm hao phí trên đường dây truyền tải điện người ta thường dùng cách……….

A. tăng hiệu điện thế hai đầu dây dẫn điện.

B. giảm điện trở của dây dẫn.

C. giảm công suất của nguồn điện.

D. tăng tiết diện của dây dẫn.

Câu 7. Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước, gọi i là góc tới và r là góc khúc xạ thì………..

A. r < i.

B. r > i.

C. r = i.

D. 2r = i.

Câu 8. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường ………………………………………

A. bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. tiếp tục đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và tiếp tục đi vào môi trường khác.

Câu 9. Thấu kính phân kỳ có đặc điểm ……………………………………………………….

A. phần giữa mỏng hơn phần rìa.

B. phần giữa dày hơn phần rìa.

C. phần giữa bằng phần rìa.

D. phần giữa có khi mỏng hơn, dày hơn phần rìa.

Câu 10. Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ thì cho tia ló ………………………..

A. đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm.

B. song song với trục chính.

C. truyền thẳng theo phương của tia tới.

D. đi qua quang tâm.

Câu 11. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính, ảnh A’B’ ……………………………………………………………………..

A. là ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật .

B. là ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật.

C. là ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật.

D. là ảnh thật, ngược chiều, lớn hơn vật.

Câu 12. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì ………………….

A. OA = f.

B. OA = 2f.

C. OA > f.

D. OA< f.

Phần II: Trả lời câu hỏi và giải bài tập (7 điểm)

Câu 13.

a/ Nêu các cách tạo ra dòng điện xoay chiều? Cấu tạo và hoạt động của máy biến thế? (2,0 điểm)

b/ Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4000 vòng, cuộn thứ cấp có 200 vòng. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một hiệu điện thế xoay chiều 220V thì ở hai đầu cuộn dây thứ cấp có hiệu điện thế là bao nhiêu? Muốn máy biế thế trên trở thành máy tăng thế thì ta phải sử dụng máy như thế nào? Máy biến thế này có chạy được với dòng điện không đổi không, tại sao? (2,0 điểm)

Câu 14. Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 36 cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính là 24 cm, AB =1 cm. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính và nêu đặc điểm của ảnh? (tỷ lệ xích tùy chọn) (1,5 điểm)

Câu 15. Tìm vị trí của ảnh và ảnh vừa dựng được cao bao nhiêu ở câu 14. (1,5 điểm)

Đáp án đề thi giữa kì 2 Vật lí 9

Phần I:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

A

B

D

B

A

A

D

A

B

A

B

Phần II:

Câu

Đáp án và hướng dẫn chấm

Điểm

13

a/ – Cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn kín.

– Cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường.

0,5

– Cấu tạo:

+ 2 cuộn dây có số vòng dây khác nhau: Cuộn sơ cấp và cuôn thứ cấp

0,5

+ 1 lõi sắt được ghép bằng các lá thép KT được dùng chung cho cả 2 cuộn dây.

0,5

– Hoạt động: Đặt 1 HĐT XC vào 2 đầu cuộn sơ cấp của MBT thì ở 2 đầu cuộn thứ cấp xuất hiện 1 HĐT XC

0,5

b. Hiệu điện thế 2 đầu cuộn thứ cấp là:

U_{2}=frac{U_{1} cdot n_{2}}{n_{1}}=frac{220 cdot 200}{4000}=11(mathrm{~V})

1,0

– Muốn trở thành máy tăng thế, ta đặt 1 HĐT XC vào 2 đầu cuộn dây 200 vòng làm cuộn sơ cấp.

0,5

– Máy biến thế này không chạy được với dòng điện không đổi vì từ trường của cuộn sơ cấp xuyên qua cuộn thứ là từ trường không đổi nên không làm xuất hiện dòng điện cảm ứng.

0,5

………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung Đề thi giữa kì 2 Vật lí 9

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!