Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều
TOP 5 Đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 7 Cánh diều năm 2022 – 2023 bao gồm đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa. Thông qua đề thi Văn lớp 7 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, giúp phụ huynh kiểm tra kiến thức cho các con của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 Toán 7 Cánh diều, đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7 Cánh diều.
Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 năm 2022 – 2023 sách Cánh diều
Bộ đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề 1
- Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề 2
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ. Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Theo Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 36-37)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại văn bản nào? Biết – đặc điểm văn bản nghị luận
A. Văn bản biểu cảm
B. Văn bản nghị luận
C. Văn bản tự sự
D. Văn bản thuyết minh
Câu 2: Trong văn bản trên người viết đã đưa ra mấy ý kiến để nêu lên giá trị của thời gian? Biết – Ý kiến trong VBNL
A. 7
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 3: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào? Biết – Đặc điểm của văn bản nghị luận
“Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”
A. Phép lặp
B. Phép thế
C. Phép nối
D. Phép liên tưởng
Câu 4: Trong văn bản trên người viết đã bày tỏ thái độ đồng tình với vấn đề được bàn luận. Đúng hay sai? Biết – đặc điểm của VBNL
A. Đúng
B. Sai
Câu 5: Nhận định nào không đúng khi nói về dấu hiệu nhận biết văn bản “Thời gian là vàng” là bàn về một vấn đề đời sống? Biết – Xác định đặc điểm của văn bản nghị luận
A. Người viết thể hiện rõ ý kiến dối với vấn đề cần bàn bạc
B. Trình bày những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cụ thể
C. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết
D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 6: Nội dung chính trong văn bản trên là gì? Hiểu – Xác định Nội dung văn bản
A. Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người
B. Khẳng định giá trị của vàng đối với con người
C. Phải biết tận dụng thời gian trong công việc.
D. Ý nghĩa của thời gian trong kinh doanh, sản xuất
Câu 7: Xác định phép lập luận trong văn bản trên. Hiểu – mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng
A. Phép lập luận chứng minh, giải thích
B. Phép lập luận phân tích và chứng minh
C. Phép liệt kê và đưa số liệu
D. Trình bày khái niệm và nêu ví dụ
Câu 8: Ý nào đúng khi nói về “giá trị của thời gian là sự sống” từ văn bản trên? Hiểu – mối quan hệ giữa ý kiến, lí lẽ và bằng chứng
A. Biết nắm thời cơ, mất thời cơ là thất bại.
B. Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
C. Sự sống con người là vô giá, phải biết trân trọng
D. Phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
Câu 9: Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Vận dụng – Thể hiện thái độ đồng tình hay không đồng tình)
Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian? (Vận dụng – Rút ra bài học cho bản thân)
II. LÀM VĂN (4,0 điểm)
Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. (Vận dụng cao)
Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | B | 0,5 | |
2 | C | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | A | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | C | 0,5 | |
9 | Học sinh có thể chọn và lý giải giá trị của thời gian mà bản thân tâm đắc và phải lý luận sao cho có tính thuyết phục. | 1,0 | |
10 | HS nêu được ít nhất 02 bài học rút ra được là về việc sử dụng thời gian: Gợi ý: – Cần sử dụng thời gian một cách hợp lí, có kế hoạch cho từng việc. – Không nên lãng phí thời gian vì thời gian đã qua thì không thể lấy lại được. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề. | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết bài văn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm | 0,25 | |
| c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý: | ||
| – Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận – Triển khai các vấn đề nghị luận – Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, bài học… – Khẳng định lại ý kiến, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,5 | |
| e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo. | 0,5 |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng% điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| – Văn bản nghị luận | 5 | 0 | 3 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | Nghị luận về một vấn đề trong đời sống | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 25 | 5 | 15 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 30% | 30% | 30% | 10% |
| ||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
Đề thi giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều – Đề 2
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
KIẾN VÀ CHÂU CHẤU
Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê: “Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò truyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”. Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”. “Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai. Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.
Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.
(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)
Câu 1. Truyện Kiến và châu chấu thuộc thể loại nào?
A. Truyện ngụ ngôn.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyền thuyết.
D. Thần thoại.
Câu 2. Vào những ngày hè, chú châu chấu đã làm gì?
A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
B. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
C. Cần cù thu thập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.
D. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.
Câu 3. Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?
A. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
B. Trò chuyện và đi chơi thoả thích.
C. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.
D. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.
Câu 4. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì ?
“Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít.”
A. Chỉ nguyên nhân.
B. Chỉ thời gian.
C. Chỉ mục đích.
D. Chỉ phương tiện.
Câu 5. Vì sao kiến không đi chơi cùng châu chấu?
A. Kiến không thích đi chơi.
B. Kiến không thích châu chấu.
C. Kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
D. Kiến không muốn lãng phí thời gian.
Câu 6. Theo em, châu chấu là những hình ảnh đại diện cho những kiểu người nào trong cuộc sống?
A. Những người vô lo, lười biếng.
B. Những người chăm chỉ.
C. Những người biết lo xa .
D. Những người chỉ biết hưởng thụ.
Câu 7. Vì sao kiến lại có một mùa đông no đủ?
A. Kiến còn dư thừa nhiều lương thực.
B. Kiến chăm chỉ, biết lo xa.
C. Kiến được bố mẹ cho nhiều lương thực.
D. Được mùa ngô và lúa mì.
Câu 8. Từ “kiệt sức” có nghĩa là gì?
A. Không còn sức để làm.
B. Không có sức khỏe.
C. Yếu đuối.
D. Yếu ớt.
Câu 9. Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?
Câu 10 . Bài học tâm đắc nhất mà em rút ra từ câu chuyện?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Trò chơi điện tử là món tiêu khiển khiển hấp dẫn, nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 7
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | A | 0,5 | |
3 | D | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | A | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | A | 0,5 | |
9 | – HS nêu được : – Em sẽ nghe theo lời kiến – Em sẽ chăm chỉ cùng kiến đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông | 1,0 | |
10 | Bài học rút ra: – Luôn chăm chỉ trong học tập và làm việc, không được ham chơi, lười biếng. – Biết nhìn xa trông rộng. | 1,0 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận | 0,25 | |
| b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Viết bài văn nghị luận trình bày quan điểm về trò chơi điện tử | 0,25 | |
| c. Yêu cầu đối với bài văn nghị luận HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: | 0,5 | |
| – Nêu được vấn đề cần nghị luận – Giải thích được khái niệm trò chơi điện tử là gì? – Thực trạng của việc chơi trò chơi điện tử của lứa tuổi học sinh. – Chỉ ra những lợi ích và tác hại của trò chơi điện tử. – Đề xuất giải pháp. | 2.5 | |
| d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. | 0,25 | |
| e. Sáng tạo: Có sự sáng tạo về dùng từ, diễn đạt, lựa chọn lí lẽ, dẫn chứng để bày tỏ ý kiến một cách thuyết phục. | 0,25 |
Ma trận đề thi giữa kì 2 Văn 7
TT | Kĩ năng | Nội dung/đơn vị kiến thức | Mức độ nhận thức | Tổng % điểm | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||||
1
| Đọc hiểu
| Truyện ngụ ngôn | 3 | 0 | 5 | 0 | 0 | 2 | 0 |
| 60 |
2 | Viết | 1. Kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 0 | 1* | 40 |
Tổng | 15 | 5 | 25 | 15 | 0 | 30 | 0 | 10 | 100 | ||
Tỉ lệ % | 20 | 40% | 30% | 10% | |||||||
Tỉ lệ chung | 60% | 40% |
…………
Tải File tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Văn 7
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7