Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TOP 4 đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng đề kiểm tra giữa kì 2 cho học sinh của mình theo sách mới.
Mỗi đề thi đề có hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đáp án kèm theo, sẽ giúp các em học sinh lớp 6 luyện giải đề, so sánh kết quả thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6. Mời thầy cô và các em cùng tải về miễn phí:
Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Tên chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Cộng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Lực trong đời sống (vật lý) | – Nhận biết các vật có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo – Biết khái niệm trọng lượng, kí hiệu và đơn vị của trọng lượng. | – Hiểu được khi nào lực ma sát là có ích, có hại – So sánh được lực cản của nước và không khí. | – Xác định được khối lượng của vật treo vào lò xo khi biết độ biến dạng của lò xo. – Biết các tác dụng của lực ma sát. |
| |||||
Số câu | 1 | 0,5 | 2 |
| 1 | 0,5 |
|
| 5 |
Số điểm | 0,25 | 1 | 0,5 |
| 0,25 | 1 |
|
| 3 |
Tỉ lệ % | 2,5% | 10% | 5% |
| 2,5% | 10% |
|
| 30% |
Năng lượng (vật lý) | – Biết đơn vị của năng lượng – Kể tên được những dụng cụ sử dụng năng lượng xăng trong đời sống. | Nắm được một số dạng năng lượng và nguồn phát của nó | Lấy được ví dụ về sự truyền năng lượng |
| |||||
Số câu | 1 | 0,5 | 1 |
|
| 0,5 |
|
| 3 |
Số điểm | 0,25 | 0,5 | 0,25 |
|
| 1 |
|
| 2 |
Tỉ lệ % | 2,5% | 5% | 2,5% |
|
| 10% |
|
| 20% |
TS câu | 2 | 1 | 23 |
| 1 | 1 |
|
| 8 |
TS điểm | 0,5 | 1,5 | 0,75 |
| 0,25 | 2 |
|
| 5 |
Tỉ lệ % | 5% | 15% | 7,5% |
| 2,5% | 25% |
|
| 50% |
Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022
Trường: THCS……….. | KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022 |
Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (1,5 điểm)
Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Vật nào có thể biến dạng giống như biến dạng của lò xo?
A. Viên đá
B. Mảnh thủy tinh
C. Dây cao su
D. Ghế gỗ
Câu 2: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?
A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.
B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.
C. Con người đi lại được trên mặt đất.
D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.
Câu 3: Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100 g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5 cm. Để độ biến dạng của lò xo là 2 cm thì cần treo vật nặng có khối lượng là:
A. 200g
B. 300g
C. 400g
D. 500g
Câu 4: Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước?
A. Vì khi đi dưới nước chịu lực cản của không khí.
B. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí.
C. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
D. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên.
Câu 5: Đơn vị của năng lượng là:
A. Niu – ton (N).
B. độ C (0C).
C. Jun (J).
D. kilogam (kg).
Câu 6: Động năng của vật là:
A. năng lượng do vật có độ cao.
B. năng lượng do vật bị biến dạng.
C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao.
D. năng lượng do vật chuyển động.
Phần II: Tự luận. (3,5 điểm)
Câu 7: (2 điểm)
a) Trọng lượng của một vật là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của trọng lượng.
b) Lực ma sát có tác dụng gì? Mỗi tác dụng lấy một ví dụ.
Câu 8: (1,5 điểm)
a) Hãy kể tên thiết bị sử dụng năng lượng xăng để hoạt động trong gia đình em.
b) Nêu một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác và một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022
Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | C | B | C | D |
Phần II: Tự luận
Câu | Lời giải | Điểm |
Câu 7 (2 điểm) | a) Trọng lượng của một vật là độ lớn lực hút của trái đất tác dụng lên vật đó. Trọng lượng được kí hiệu là P, đơn vị đo trọng lượng là Niutơn (N) | 1 |
b) Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động Lấy được 2 ví dụ. | 1 | |
Câu 8 (1,5 điểm) | a) Kể tên được từ 2 thiết bị trở lên | 0,5 |
b) Lấy được ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền được từ vật này sang vật khác và một ví dụ chứng tỏ năng lượng truyền từ nơi này sang nơi khác. | 1 |
Đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6
Nội dung | Mức độ nhận thức | Tổng | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng ở mức cao hơn | ||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHỦ ĐỀ 7 : Nguyên sinh vật và động vật. | – Động vật không xương sống và động vật có xương sống | – vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống | 3 câu 2,5 25% | ||||||
Số câu | 2 câu |
|
|
|
| 1 câu |
|
| |
Số điểm Tỉ lệ | 1 10% |
|
|
|
| 1,5 15% |
|
| |
CHỦ ĐỀ 8 : Đa dạng sinh học. | – Đa dạng sinh học.Ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với sinh vật và cuộc sống con người | . | 1 câu 1,5 15 %
| ||||||
Số câu |
|
|
| 1 |
|
|
|
| |
Số điểm Tỉ lệ |
|
|
| 1,5 15% |
|
|
|
| |
CHỦ ĐỀ 9 : Nhiệt và tác dụng của nó đối với sinh vật | – Sự co dãn vì nhiệt. | 2 câu 1 10% | |||||||
Số câu |
2 câu
|
|
|
|
|
|
|
| |
Số điểm Tỉ lệ | 1 10% |
|
|
|
|
|
|
| |
CHỦ ĐỀ 10: Lực và các máy cơ đơn giản. | – Trọng lực. – Hai lực cân bằng – Lực ma sát | – Lực kế – Vận tốc của chuyển động |
|
|
| – Chuyển động cơ, vận tốc của chuyển động. – Hai lực cân bằng. | 5 câu 4,5 45% | ||
Số câu | 3 câu |
| 1 câu | 1 câu |
|
|
| 1 câu | |
Số điểm Tỉ lệ | 1,5 15% |
| 0,5 5% | 1 10% |
|
|
| 2 20% | |
Tổng | 7(3,5) |
| 3(3)
|
| 1 | 1(2) | 12 | ||
3,5 35% | 30% | 1,5 15% | 2 20% | 10 100% |
Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022
PHÒNG GD&ĐT…… TRƯỜNG THCS…… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II |
Phần A. Trắc nghiệm (4 điểm) Chọn một trong các phương án A, B, C, D trước phương án trả lời đúng ( Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Khi nhiệt độ tăng, sự co dãn vì nhiệt của loại chất nào là lớn nhất:
A. Chất rắn
B. Chất lỏng
C. Chất khí
D. Sự dãn nở vì nhiệt như nhau
Câu 2: Trong các động vật sau, đâu là loài động vật có xương sống:
A. Giun đất
B. Ốc sên
C. Châu chấu
D. Thỏ
Câu 3: Đâu là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt ngành động vật có xương sống với các ngành động vật khác:
A. Môi trường sống
B. Cột sống
C. Hình thái
D. Bộ xương
Câu 4: Nước có thể tồn tại ở những trạng thái nào :
A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí (hơi)
D. Cả A, B, C.
Câu 5: Khi nước sôi ta tiếp tục đun thì nhiệt độ của nước:
A. Tăng lên
B. Giảm xuống
C. Không đổi
D. Tăng lên rất nhanh
Câu 6: Nhiệt kế nào dùng để đo nhiệt độ cơ thể người
A. Nhiệt kế y tế
B. Nhiệt kế rượu
C. Nhiệt kế hơi nước
D. Không có nhiệt kế nào
Câu 7: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây.
A. Làm nóng lút
B. Làm nóng cổ lọ
C. Làm lạnh cổ lọ
D. Cho cổ lọ vào nước
Câu 8: Thói quen nào làm cho trẻ em bị nhiễm giun?
A. Nghịch phá đồ vật
B. Cho tay vào miệng
C. Ngoái mũi
D. Hay dụi mắt
Phần B. TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 9: (1,5 điểm)
Trình bày vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống?
Câu 10: (1,5 điểm)
Đa dạng sinh học là gì? Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng thấp hay cao?
Câu 11: (2 điểm)
Tại sao khi rót nước nóng ra khỏi phích rồi đậy ngay lại thì nút có thể bị bật ra? Làm thế nào để tránh hiện tượng này?
Câu 12 (1 điểm):
a. Thế nào là sự đông đặc? Thế nào là sự ngưng tụ?
b. Lấy ví dụ về sự đông đặc và sự ngưng tụ trong thực tế?
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022
A.Trắc nghiệm(4đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Ðáp án | C | B | D | B | D | A | B | D |
B. Tự luận (6đ)
Câu 9: (1,5 điểm)
Trình bày đúng vai trò của động vật không xương sống đối với con người và môi trường sống.
- Làm thực phẩm: tôm, cua, mực, sứa,…
- Làm dược liệu: mật ong, vỏ bào ngư,…
- Làm màu mỡ đất đai: giun đất
- Làm thức ăn cho động vật khác: châu chấu, dế mèn…
- Làm sạch môi trường nước, tạo môi trường sống cho nhiều sinh vật khác: san hô ……
Câu 10: (1,5 điểm)
- Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật và môi trường sống của chúng
- Đa dạng về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. Đa dạng sinh học làm cho môi trường sống của sinh vật và con người ổn định
- Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.
Câu 11: (2 điểm)
- Sau khi rót nước ra khỏi phích thì có một lượng không khí dồn vào phích, lượng không khí này bị nước nóng làm cho nóng lên, nở ra và đẩy nút bật lên
- Để tránh hiện tượng trên ta nên mở nút một lát cho không khí sau khi dãn nở thoát ra ngoài rồi hãy đóng nút.
Câu 12: (1 điểm)
- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
- Lấy được ví dụ
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6