Lớp 6

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo

TOP 3 đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng đề kiểm tra giữa kì 2 cho học sinh của mình theo sách mới.

Mỗi đề thi đề có hướng dẫn chấm, bảng ma trận và đáp án kèm theo, sẽ giúp các em học sinh lớp 6 luyện giải đề, so sánh kết quả thuận tiện hơn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ 6. Mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6.

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1

Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Cấp độ Các mức độ cần đánh giá Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
Nội dung TN TL TN TL TN TL TN TL
SINH HỌC

Nấm

Trình bày được đặc điểm phân loại nấm

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

0,5

5%

Thực vật

Nêu đặc điểm của nhóm rêu, dương xỉ

Nắm được vai trò của thực vật trong tự nhiên

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

2

1

10%

1

1,0

10%

2

1,5

20%

Động vật

Phân biệt động vật có xương sống và không có xương sống

Nêu vai trò của động vật trong đời sống

Vận dụng kiến thức về động vật để đề ra các biện pháp hạn chế tác hại do ĐV gây ra

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

0,5

5%

1

1,0

10%

3

2,0

20%

Đa dạng sinh học

Đặc điểm của đa dạng sinh học

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

0,5

5%

VẬT LÍ

Lực và biểu diễn lực

Trình bày đơn vị đo lực

Trình bày về độ lớn và hướng của lực

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

1,5

15%

2

2.0

20%

Tác dụng của lực

Nhận biết được tác dụng của lực gây nên cho vật

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ%

1

0,5

5%

1

0,5

5%

Lực hấp dẫn và trọng lực

Nêu được khối lượng của vật

Xác định được trọng lượng của vật

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

1,5

15%

2

2,0

20%

Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Vận dụng được lực không tiếp xúc trong nam châm

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

1

0,5

5%

1

0,5

5%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ %

X

X

40%

X

X

30%

X

X

20%

X

X

10%

X

X

100%

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS……..

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỚP 6
Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian làm bài:……phút, không kể thời gian phát đề

A. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm)

Câu 1. Lực có tác dụng làm cho vật biến dạng trong trường hợp nào dưới đây?

Câu 1

Câu 2. Dựa vào mức độ tổ chức cơ thể, nấm được chia thành mấy loại?

A. 2 loại: nấm tiếp hợp và nấm túi.
B. 2 loại: nấm đơn bào và nấm đa bào.
C. 2 loại: nấm túi và nấm đảm.
D. 2 loại: nấm nhân sơ và nấm nhân thực.

Câu 3. Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn
B. Trong kẽ lá
C. Mặt trên của lá.
D. Mặt dưới của lá

Câu 4. Đa dạng sinh học không biểu hiện ở tiêu chí nào sau đây

A. Đa dạng nguồn gen.
B. Đa dạng hệ sinh thái.
C. Đa dạng loài.
D. Đa dạng môi trường.

Câu 5. Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo.
B. Nơi ẩm ướt.
C. Nơi thoáng đãng.
D. Nơi nhiều ánh sáng.

Câu 6. Đơn vị đo lực trong hệ đo lường hợp pháp của nước ta là

A. niutơn (N).
B. mét (m).
C. giây (s).
D. kilôgam (kg).

Câu 7. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là

A. Hình thái đa dạng.
B. Có xương sống.
C. Kích thước cơ thể lớn.
D. Sống lâu.

Câu 8. Cho các vai trò sau:

(1) Cung cấp thực phẩm.

(2) Hỗ trợ con người trong lao động.

(3) Là thức ăn cho các động vật khác.

(4) Gây hại cho cây trồng.

(5) Bảo vệ an ninh.

(6) Là tác nhân gây bệnh hoặc vật trung gian truyền bệnh.

Đâu là vai trò của động vật trong đời sống con người?

A. (1), (3), (5).
B. (2), (4), (6).
C. (1), (2), (5).
D. (3), (4), (6).

B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Hãy cho biết khối lượng của các sản phẩm dưới đây.

Câu 1

Câu 2. (1,5 điểm) Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của các vật sau đây:

a) Túi kẹo có khối lượng 150 g.

b) Túi đường có khối lượng 2 kg.

c) Hộp sữa có khối lượng 380 g.

Câu 3. (0,5 điểm) Trong hình ảnh sau, nam châm đẩy hay hút nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

Câu 3

Câu 4. (1,5 điểm) Lực do người tác dụng và xe có:

Câu 4

  • Gốc đặt tại…..
  • Phương nằm ngang, chiều từ….
  • Độ lớn….

Câu 5. (1,0 điểm) Quan sát hình bên dưới hãy cho biết điều gì sẽ xảy ra đối với các loài động vật nếu số lượng thực vật bị suy giảm.

Câu 5

Câu 6. Đọc đoạn thông tin sau:

Được biết, chuột cái có chu kì động dục từ 4 – 6 ngày. Trong trường hợp cho chuột cái tiếp xúc với nước tiểu chuột đực thì chúng sẽ động dục sau 72 giờ còn nếu những con chuột cái với mật độ lớn thì tất cả chúng sẽ không động dục.

Sau khi giao phối thông thường chuột cái sẽ phát triển một lớp màng ngăn cản việc giao phối đó. Thời kì của chuột vào nhà khoảng 19 – 21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3 – 14 con chuột (trung bình 7 con). Mỗi chuột cái có thể đẻ 5 – 10 lứa mỗi năm, vì vậy số lượng chuột nhà có thể tăng rất nhanh. Chuột nhà sinh sản quanh năm (tuy nhiên, trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá lạnh, mặc dù chúng không ngủ đông).

Chuột sơ sinh không mở mắt được ngay và không có bộ lông. Bộ lông phát triển vài ba ngày sau khi sinh; đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1 – 2 tuần, con đực trưởng thành sinh dực sau khoảng 6 tuần và con cái khoảng 8 tuần, nhưng cả hai giới có thể sinh sản sớm từ khi 5 tuần.

Con chuột
Hình. Con chuột

Dựa vào thông tin trên và kiến thức đã học, trả lời câu hỏi sau:

a) Chuột được xếp vào nhóm động vật có xương sống nào?

b) Tác hại và biện pháp phòng tránh chuột.

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022

I. TRẮC NGHIỆM

1 2 3 4 5 6 7 8
C D D D B A B C

II. TỰ LUẬN

Câu hỏi Nội dung trả lời Điểm thành phần

Câu 1

Hộp sữa 380 g.

0,25 điểm

Phở bò 65 g.

0,25 điểm

Câu 2

a.Túi kẹo có khối lượng 150 g thì có trọng lượng là 1,5 N.

0,5 điểm

b.Túi đường có khối lượng 2 kg thì có trọng lượng 20 N.

0,5 điểm

c. Hộp sữa có khối lượng 380 g thì có trọng lượng là 3,8 N.

0,5 điểm

Câu 3

Vì 2 đầu nam châm cùng cực nên đẩy nhau.

0,25 điểm

Lực giữa 2 nam châm là lực không tiếp xúc.

Trọng lượng của các quả trên cân là 7,5N.

0,25 điểm

Câu 4

Gốc đặt tại xe.

0,5 điểm

Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

0,5 điểm

Độ lớn 20N.

0,5 điểm

Câu 5

Do thực vật là nguồn thức ăn cho động vật, là nơi ở cho động vật nên nếu số lượng thực vật suy giảm sẽ làm nguồn thức ăn trong tự nhiên bị giảm mất. Một số loài động vật mất đi nguồn thức ăn và sự sống.

1,0 điểm

Câu 6

a) Chuột được xếp vào nhóm Thú.

0,5 điểm

b) Tác hại: gặm nhấm làm hư đồ đạc gia đình, phá hại mùa màng, mang mầm bệnh truyền người

Phòng chống chuột: giữ gìn vệ sinh môi trường; nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng; nuôi mèo diệt chuột hoặc dùng keo bẫy chuột,…

0,5 điểm

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2

Bảng ma trận đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6

Chủ đề Nội dung Trắc nghiệm Tự luận Tổng số bài
NB TH Tổng số câu NB TH VD VDC

Chủ đề 4: một số vật liệu, nhiên liệu….

Một số lương thực, thực phẩm

Câu 1,2

Câu 3,4

4

Bài 1a

Bài 1b

Chủ đề 5: chất tinh khiết – hỗn hợp…

Chất tinh khiết – hỗn hợp

Nguyên liệu

Nhiên liệu

Câu 5,6

Câu 7,8

4

Bài 1c

1

Đa dạng thế giới sống.

Nấm

Câu 8, 9,10,12

Câu 11,13,14

12

2

Thực vật

Câu 15

16,19

Câu 17,18,20

Bài 2

Bài 3

Bài 2

Đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022

Trường……………………….

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM 2021 – 2022
Môn KHTN 6 (Thời gian: 90 phút)

I. Trắc nghiệm (5 đ): mỗi ý đúng 0,25 đ

Câu 1: Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Cây lúa.
B. Cây ngô.
C. Cây lúa mì.
D. Cây nho.

Câu 2: Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.
B. Rau xanh.
C. Thịt.
D. Gạo và rau xanh.

Câu 3: Ngô, khoai sẽ cung cấp chất dinh dưỡng nào nhiều nhất cho cơ thể?

A. Carbohydrate (chất đường, bột).
B. Protein (chất đạm).
C. Lipit (chất béo).
D. Vitamin.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây là không đúng về thực phẩm?

A. Thực phẩm tự nhiên có nguồn gốc từ động vật, thực vật.
B. Cá là thực phẩm tự nhiên.
C. Thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
D. Thực phẩm không bị biến đổi tính chất khi để lâu ngoài không khí.

Câu 5: Một trong những tính chất nào sau đây cho biết chất lỏng là tinh khiết?

A. Không tan trong nước.
B. Có vị ngọt, mặn, chua.
C. Không màu, không mùi, không vị.
D. Khi đun chất sôi ở nhiệt độ nhất định và chất hoá rắn ở nhiệt độ không đổi.

Câu 6: Hỗn hợp được tạo ra từ

A. nhiều nguyên tử.
B. một chất.
C. nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
D. nhiều chất để riêng biệt.

Câu 7: Chọn cụm từ còn thiếu ở nhận định sau: “Chất tinh khiết có tính chất…”.

A. vật lý và hoá học nhất định.
B. vật lý nhất định, hoá học thay đổi.
C. thay đổi.
D. hoá học nhất định, vật lý thay đổi.

Câu 8: Không khí là

A. chất tinh khiết.
B. tập hợp các vật thể.
C. hỗn hợp.
D. tập hợp các vật chất.

Câu 9: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?

A. Nhân thực
B. Dị dưỡng
C. Đơn bào hoặc đa bào
D. Có sắc tố quang hợp

Câu 10: Vòng cuống nấm và bao gốc nấm là đặc điểm có ở loại nấm nào?

A. Nấm độc
B. Nấm mốc
C. Nấm đơn bào
D. Nấm ăn được

Câu 11: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?

A. Nấm hương
B. Nấm men
C. Nấm cốc
D. Nấm mốc

Câu 12: Loại nấm nào được sử dụng để sản xuất penicillin?

A. Nấm men 
B. Nấm mốc
C. Nấm cốc
D. Nấm sò

Câu 13: Con đường nào dưới đây không phải là con đường lây truyền các bệnh do nấm?

A. Vệ sinh cá nhân chưa đúng cách
B. Tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh
C. Truyền dọc từ mẹ sang con
D. Ô nhiễm môi trường

Câu 14: Khi trồng nấm rơm, người ta thường chọn vị trí có điều kiện như thế nào?

A. Nơi quang đãng, có ánh sáng mạnh
B. Nơi ẩm ướt, không cần ánh ánh
C. Nơi khô ráo, có ánh sáng trực tiếp
D. Nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp

Câu 15: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?

A. Rêu tường 
B. Dương xỉ
C. Tảo lục
D. Rong đuôi chó

Câu 16: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?

A. Nơi khô ráo 
B. Nơi ẩm ướt
C. Nơi thoáng đãng
D. Nơi nhiều ánh sáng

Câu 17: Loại thực vật nào dưới đây có chứa chất độc gây hại đến sức khỏe của con người?

A. Cây trúc đào 
B. Cây gọng vó
C. Cây tam thất
D. Cây giảo cổ lam

Câu 18: Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần được gọi là gì?

A. Bào tử
B. Nón
C. Hoa
D. Rễ

Câu 19: Hành động nào dưới đây góp phần bảo vệ thực vật?

A. Du canh du cư 
B. Phá rừng làm nương rẫy
C. Trồng cây gây rừng
D. Xây dựng các nhà máy thủy điện

Câu 20: Ở dương xỉ, ổ túi bào tử thường nằm ở đâu?

A. Trên đỉnh ngọn 
B. Trong kẽ lá
C. Mặt trên của lá
D. Mặt dưới của lá

II. Tự luận

Bài 1: (2 đ)

a. Lương thực là gì?

b. Tại sao không nên ăn( uống) thực phẩm hết hạn sử dụng?

c. Em hãy lấy ví dụ về hỗn hợp đồng nhất và hỗn hợp không đồng nhất.

Bài 2: (2 đ)

Trình bày vai trò của thực vật trong đời sống? Tại sao ở vùng ven biển và ven đê người ta thường trồng nhiều cây xanh

Bài 3: (1 đ)

Tại sao nói “rừng là lá phổi xanh” của Trái Đất?

Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 năm 2021 – 2022

Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)

– Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

– Đáp án:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D C A D D C A C D A
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B B C D C B A B C D

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Bài 1.

a. Lương thực là thức ăn chứa hàm lượng lớn tinh bột, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột carbohydrate trong khẩu phần thức ăn. Ngoài ra, lương thực chứa nhiều dưỡng chất khác như: protein (Chất đạm), lipit (Chất béo), calcium, phosphorus, sắt, các vitamin nhóm B (Như B1, B2, …) và các khoáng chất. (1 đ)

Chúng ta không nên ăn thực phẩm đã hết hạn sử dụng vì:

– Thực phẩm hết hạn sử dụng có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc (0,25)

– Chúng ta ăn vào có thể dẫn tới các hậu quả nghiêm trong như rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), hoặc có thể gây ngộ độc, hoặc gây bệnh (0,25)

c. Ví dụ:

– Hỗn hợp đồng nhất: không khí, nước muối, nước đường,… (0,25)

– Hỗn hợp không đồng nhất: hỗn hợp cát và nước, hỗn hợp cát và bột sắt, dầu và nước, xăng và nước,… (0,25)

Bài 2.

TV có vai trò quan trọng trong thực tiễn đời sống con người:

  • Cung cấp lương thực, thực phẩm (Ngô, lúa, cây ăn quả…), (0,5)
  • Nguyên liệu làm thuốc (nhân sâm, hạt, quả, lá, thân cây đinh lăng…), (0,25)
  • Nguyên liệu cho các ngành công nghiệp (chế biến thực phẩm: cà phê, tiêu, điều,….), (0,25)
  • Lấy gỗ (0,25)
  • Làm cảnh (sung, thông…)…, (0,25)

Người ta thường trồng nhiều cây xanh ở vùng ven biển, ven đê để:

  • Giữ đất, chống xói mòn, sạt lở (0,25)
  • Cho bóng mát, điều hòa khí hậu (0,25)

Bài 3.

Rừng được coi là lá phổi của Trái Đất vì trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thụ khí CO2 và thải ra khí O2 giúp điều hòa không khí (1 đ)

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!