Lớp 11

Tổng hợp mở bài Từ ấy của Tố Hữu (17 Mẫu)

Tổng hợp những mở bài về bài thơ Từ ấy của Tố Hữu gồm 17 mẫu mở bài hay nhất, giúp các bạn có nhiều ý tưởng mới khi viết văn.

Qua 17 mẫu giúp các bạn lớp 11 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, biết cách viết một mở bài ngắn gọn, súc tích, gọi tên được vấn đề và có sức lôi cuốn, tạo được ấn tượng tốt đẹp đối với người chấm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết mở bài Từ ấy, mời các bạn cùng theo dõi.

Bạn đang xem: Tổng hợp mở bài Từ ấy của Tố Hữu (17 Mẫu)

Mở bài phân tích bài thơ Từ ấy

Mở bài phân tích Từ ấy – Mẫu 1

Tố Hữu là ngọn cờ đầu của phong trào thơ cách mạng Việt Nam với những tác phẩm tự sự nhưng dạt dào tình cảm. “Từ ấy” là bài thơ rút trong tập thơ cùng tên sáng tác năm 1938, đánh dấu sự trưởng thành của người thanh niên cách mạng. Bài thơ chính là tiếng reo vui của tác giả khi được đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản Việt Nam.

Mở bài phân tích Từ ấy – Mẫu 2

Tố Hữu là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam với phong cách thơ ca đậm chất trữ tình chính trị. Ông đã để lại những tác phẩm vô cùng đặc sắc, một trong số đó là “Từ ấy”- một bài thơ có ý nghĩa to lớn trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp của tác giả. “Từ ấy” được Tố Hữu sáng tác trong niềm hạnh phúc, vui sướng để đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của chính mình.

Mở bài phân tích Từ ấy – Mẫu 3

Bài thơ “Từ Ấy” nằm trong tập thơ cùng tên, được Tố Hữu sáng tác vào năm 1938, đã đánh dấu sự trưởng thành trong lí tưởng của người thanh niên cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui sướng, hạnh phúc của một người trẻ vẫn đang trên con đường tìm kiếm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của lí tưởng, của Đảng, của cách mạng.

Mở bài phân tích Từ ấy – Mẫu 4

Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với ông, con đường cách mạng cũng là con đường thơ. Năm 1938, mới 18 tuổi, nhà thơ được vinh dự trở thành người chiến sĩ cộng sản của Đảng. Bài thơ “Từ ấy” vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào của một thanh niên học sinh yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin.

Mở bài phân tích Từ ấy – Mẫu 5

Bài thơ “Từ ấy” – Tố Hữu được viết năm 1938, bài thơ là tiếng lòng của một người cách mạng trên con đường đi tìm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của Đảng, của Bác. Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào và sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của chính tác giả.

Mở bài phân tích Từ ấy – Mẫu 6

Bài thơ Từ ấy là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) của nhà Thơ Tố Hữu, khi ông được kết nạp Đảng năm 1938. Qua tác phẩm của mình ông thể hiện giác ngộ khi gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Hay nó chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu – là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh.

Mở bài phân tích Từ ấy – Mẫu 7

Nhà thơ Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành được biết đến là nhà thơ tiên phong cho nền thơ Cách Mạng Việt Nam. Nhà thơ Tố Hữu cũng là đồng chí tham gia Cách Mạng sôi nổi và yêu nước. Thơ của ông đậm chất trữ tình, đằm thắm đồng thời cũng có yếu tố chính trị đan xen. Bài thơ Từ ấy được trích dẫn từ tập thơ Máu lửa đây cũng là bài thơ được coi là hay và độc đáo nhất tập thơ của nhà thơ Tố Hữu.

Mở bài cảm nhận khổ thơ đầu bài Từ ấy

Mở bài cảm nhận khổ thơ đầu – Mẫu 1

Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làm Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Tháng 7 năm 1938, chàng trai Nguyễn Kim Thành đã chính thức trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản khi mới 18 tuổi. Đồng thời sự nghiệp thơ ca cách mạng của Tố Hữu cũng bắt đầu từ đó. Mốc lịch sử quan trọng này cùng niềm vui sướng, hào hứng buổi đầu được đứng trong hàng ngũ của Đảng, Tố Hữu đã viết “Từ ấy”. Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Ánh sáng chân lí đã soi rọi, người thanh niên đã giác ngộ rõ con đường cách mạng cùng sự nghiệp giải phóng dân tộc vĩ đại. Niềm vui sướng và say mê mãnh liệt được thể hiện rõ ràng trong khổ đầu bài thơ.

Mở bài cảm nhận khổ thơ đầu – Mẫu 2

Người con của xứ Huế mộng mơ, người chiến sĩ cách mạng, và cũng là cây bút thơ ca Cách Mạng tiêu biểu – Tố Hữu. Từ khi còn trẻ- 18 tuổi, ông đã được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trong nhiệt huyết tuổi trẻ, hạnh phúc trào dâng, niềm tin mãnh liệt vào Đảng, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Từ ấy” để thể hiện cảm xúc của mình. Khổ thơ đầu bài “Từ ấy” là khúc dạo đầu của dòng mạch cảm xúc ấy.

Mở bài cảm nhận khổ thơ đầu – Mẫu 3

Viết về lí tưởng cách mạng, bài thơ “Từ ấy” của Tố Hữu đã trở thành câu ca, tiếng hát của hàng triệu con người hơn nửa thế kỉ nay. Giọng thơ sôi nổi, say mê, trẻ trung và yêu đời tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu. “Từ ấy” là tiếng hát của người thanh niên cộng sản thể hiện một tình yêu lớn: yêu lí tưởng cách mạng và yêu giai cấp cần lao. Bài thơ được viết theo thể thất ngôn, gồm có 3 khổ thơ mỗi khổ 4 câu. Đây là khổ đầu ca ngợi lí tưởng và nói lên tình yêu lí tưởng cách mạng:

Mở bài cảm nhận khổ thơ đầu – Mẫu 4

Với những vần thơ luôn phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam Tố Hữu đã làm nên tên tuổi của mình trong sự nghiệp văn học nước nhà được người người biết đến và mến mộ. Mà tiêu biểu cho hồn thơ dạt dào cảm xúc ấy chính là bài thơ Từ Ấy. Bài thơ chính là khúc ca đầy tự hào rợn ngợp hạnh phúc của người thanh niên một lòng với nước được giác ngộ lý tưởng của Đảng. Mở đầu cho mạch cảm xúc này là niềm vui say mê khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu bài Từ ấy

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu – Mẫu 1

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của cách mạng Việt Nam. Ông đã có những đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca nước nhà. Thơ ông mang đậm khuynh hướng sử thi, trữ tình gắn với chính trị. Bài thơ “Từ ấy” in trong tập thơ đầu tay của ông, là một trong những bài thơ xuất sắc của nhà thơ. Đặc biệt, hai khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Tố Hữu khi sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, đồng thời cũng cho thấy những nhận thức về lẽ sống và trách nhiệm của bản thân nhà thơ.

Mở bài cảm nhận 2 khổ thơ đầu – Mẫu 2

Nói đến thơ cách mạng, chúng ta không thể không nhắc đến một nhà thơ nổi tiếng, cũng là một chiến sĩ cách mạng đã dành cả tuổi trẻ cho đất nước. Không ai khác chính là nhà thơ Tố Hữu với hồn thơ đầy lửa, đầy tinh thần chiến đấu. Một trong số những tác phẩm tiêu biểu, đánh dấu chặng đường hoạt động cách mạng của Tố Hữu là bài thơ “Từ ấy”. Hai khổ đầu bài thơ đã thể hiện sâu sắc niềm vui sướng khi nhà thơ gặp lý tưởng cách mạng, đưa bạn đọc đến với một quan điểm mới về lẽ sống.

Mở bài cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Từ ấy

Mở bài cảm nhận hai khổ thơ cuối – Mẫu 1

“Từ ấy” là bài thơ rất hay, đặc biệt bởi đây là bài thơ đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc, suy tư sâu sắc Tố Hữu viết nên “Từ ấy”. Bài thơ nằm trong phần “Máu Lửa” của tập “Từ ấy”. Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng cho tới chân thực trong 2 khổ thơ cuối bài.

Mở bài cảm nhận hai khổ thơ cuối – Mẫu 2

“Từ ấy” là bài thơ rất hay, đặc biệt bởi đây là bài thơ đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc, suy tư sâu sắc Tố Hữu viết nên “Từ Ấy”. Bài thơ nằm trong phần “Máu Lửa” của tập “Từ Ấy”. Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu đặc biệt là trong 2 khổ thơ cuối bài.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ trong Từ ấy và Chiều tối

Mở bài hình tượng người chiến sĩ – Mẫu 1

Nền độc lập dân tộc bị xâm lăng, đất nước bị thù trong giặc ngoài giày xéo, người dân lầm than cơ cực, chính người chiến sĩ cộng sản cùng với nhân dân làm nên sức mạnh dân tộc đánh tan quân thù. Người chiến sĩ không chỉ có mặt trên chiến trường bom đạn mà trong mặt trận văn học họ cũng được các nhà văn nhà thơ khắc họa. Tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ Việt Nam với tình yêu Tổ quốc, lòng yêu thương con người và niềm tin vào lí tưởng cách mạng được thể hiện trong hai bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh và “Từ ấy” của Tố Hữu cho ta hiểu thêm về phẩm chất người chiến sĩ cộng sản ở thời kì trước.

Mở bài hình tượng người chiến sĩ – Mẫu 2

Hình tượng người chiến sĩ là một đề tài phổ biến của văn học Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến. Mỗi tác giả lại đem đến những vẻ đẹp riêng cho người chiến sĩ. Trong những năm tháng đó, hình ảnh người chiến sĩ đẹp đẽ ở cả tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp đã được khắc họa thật chân thực, đầy đủ trong tác phẩm Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu).

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!