Lớp 9

Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 1

Với mong muốn đem đến cho các bạn lớp 9 có thêm nhiều tài liệu học tập, THPT Nguyễn Đình Chiểu xin giới thiệu Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 1.

Tài liệu bao gồm 4 đề kiểm tra môn Sinh học lớp 9 chương Các thí nghiệm của Menđen có đáp án đi kèm giúp các bạn học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Sau đây, mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 1

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 1 – Đề 1

Đề bài

Câu 1 (5 điểm)

Di truyền học là gì? Biến dị là gì? Biến dị và di truyền có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 2 (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất

1. Di truyền học nghiên cứu

A. quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

B. cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền và biến dị.

C. cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị.

D. quy luật và bản chất của hiện tượng di truyền và biến dị.

2. Một số thuật ngữ cơ bản được sử dụng trong Di truyền học là gì?

A. Tính trạng (đặc điểm cụ thể về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể).

B. Cặp tính trạng tương phản (hai trạng thái biểu hiên trái ngược nhau của cùng một tính trạng).

C. Dòng thuần chủng (giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống thế hệ trước).

D. Cả A, B và C.

3. Menđen chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện các phép lai vì

A. dễ theo dõi sự biểu hiện của các tính trạng.

B. thực hiện phép lai có hiệu quả cao.

C. dễ tác động vào sự biểu hiện các tính trạng.

D. cả B và C.

4. Trong phương pháp phàn tích cơ thé lai của Menđen, điểm độc đáo nhất là gì ?

A. Cặp tính trạng đem lai phải tương phản.

B. Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng qua các thế hệ lai.

C. Theo dõi sự di truyền của tất cả các tính trạng qua các thế hộ lai.

D. Dùng toán xác suất thống kê để phân tích các số liệu thu được trong thí nghiệm.

5. Thế nào là kiểu sen ?

A. Kiếu gen là lổng hợp toàn bộ các gen có trong cơ thể sinh vật.

B. Kiểu gen là tổ hợp các gen trong tế bào của cơ thể, thường chỉ xét một vài cặp gen đang được quan tâm.

C. Kiểu gen bao gồm toàn bộ gen trội được biểu hiện ra kiểu hình.

D. Cả A và B.

Đáp án

Câu 1. (5 điểm)

– Di truyền học là mồn khoa học nghiên cứu bản chất và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị. Di truyền là hiện tượng truyền đạt các đặc tính hay tính g của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

– Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

– Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sản. Những kiến thức cơ sở về di truyền học đề cập cơ sở vật chất, cơ chế và quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.

Câu 2 (5 điểm)

1 2 3 4 5
D D A B B

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 1 – Đề 2

Đề bài

Câu 1 (5 điểm)

Thế nào là hiện tượng “Trội không hoàn toàn”? So sánh hiện tượng trội hoàn toàn và không hoàn toàn theo bảng sau:

Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
Kiểu hình ở F1
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp

Câu 2 (5 điểm)

Chọn phương án trờ lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Ý nghĩa của phép lai phân tích là gì?

A. Xác đinh được thể dị hợp để sử dụng trong chọn giống

B. Xác đinh được thể đồng hợp để sử dụng trong chọn giống

C. Xác đinh được tính trạng trung gian để sử dụng trong chọn giống

D. Cả A và B

2. Màu lông do 1 gen quy định. Khi lai cá thể lông trắng với lông đen đều thuần chủng thu được F1 đều có lông màu xanh da trời. Tiếp tục cho F­1 giao phối với nhau được có kết quả về kiểu hình là

A. lông xanh da trời: 1 lông đen 2 lông trắng

B. 2 lông đen: 1 lông xanh da trời: 1 lông trắng

C. 2 lông xanh da trời: 1 lông đen: 1 lông trắng

D. 1 lông đen: 1 lông xanh da trời: 1 lông trắng

3. Trội không hoàn toàn có

A. kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.

B. F2 có tỉ lệ kiểu hình 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.

C. F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 trội: 1 lặn.

D. cả A và B.

4. Cặp nhân tố di truyền quy định tính trạng có đặc điểm gì ?

A. Phân li đồng đều về mỗi giao tử.

B. Cùng phân li về mỗi giao tử.

C. Hòa lẫn vào nhau khi phân li về mỗi giao tử.

D. Át chế nhau khi phân li về mỗi giao tử.

5. Hiện tượng phân tính là gì ?

A. Hiện tượng F1 biểu hiện cả tính trạng trội và lặn.

B. Hiện tượng F2 biểu hiện cả tính trạng trội và lặn.

C. Hiện tượng cơ thể lai biểu hiện cả tính trạng trội và lặn.

D. Hiện tượng cơ thể lai biểu hiện cả tính trạng của bố và của mẹ và có thể cả tính trạng mới.

Đáp án

Câu 1 (5 điểm)

– Hiện tượng “Trội không hoàn toàn” là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể lai F1 biểu hiện trung gian giữa bố và mẹ, còn ở F1 có tỉ lộ kiểu hình là: 1 trội: 2 trung gian: 1 lặn.

– So sánh:

Đặc điểm Trội hoàn toàn Trội không hoàn toàn
Kiểu hình ở F1 Tính trạng trội Tính trạng trung gian
Tỉ lệ kiểu hình ở F2 3 trội: 1 lặn 1 trội: 2 trung gian : 1 lăn.
Phép lai phân tích được dùng trong trường hợp Được dùng (vì tính trạng trội có 2 kiểu gen quy định) Không được dùng (vì tính trạng trội do một kiểu gen quy định)

Câu 2 (5 điểm)

1 2 3 4 5
B C D A C

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 1 – Đề 3

Đề bài

Câu 1 (5 điểm)

Quy luật phân li độc lập được phát biểu như thế nào và có ý nghĩa gì?

Cầu 2 (3 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Tại sao trong sinh sản hữu tính lại xuất hiện các biến dị tổ hợp?

A. Do các cặp gen tương ứng phân li độc lập và tổ hợp tự do tạo ra sự đa dạng của các giao tử.

B. Do sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử tạo ra nhiều tổ hợp về kiểu gen trong thụ tinh.

C. Do có những tác động vật lí, hoá học trong quá trình hình thành giao tử.

D. Cả A và B.

2. Phát biểu nào sau đây là đúng về quy luật phân li ?

A. Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P.

B. Trong cơ thể lai F2 thể hiện cả tính trạng trội và tính trạng lặn theo tỉ lệ trung bình là 3 trội : 1 lặn.

C. Trong cơ thể lai F1, nhân tố di truyền lặn không bị trộn lẫn với nhân tố di truyền trội.

D. Trong quá trình phát sinh giao tử, có hiện tượng giao tử thuần khiết, có sự phân li tính trạng.

3. Số kiểu gen và tỉ lệ phân li kiểu gen là

A. 3n và (3+1)n B. 4n và (1 : 2 : 1)n

C. 3n và (l :2: l)n D. 2n và (3 : 1)n

Câu 3 (2 điểm)

Chọn cụm từ phù hợp trong số các cụm từ cho sẵn và điển vào chỏ trống trons

câu sau :

Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen đã tạo ra loại……….. (1)…..

Đây là loại biến dị……… (2)………

A. đột biến gen và đột biến NST

B. biến dị tổ hợp

C. không có khả năng di truyền

D. có khả năng di truyền

Đáp án

Câu 1. (5 điểm)

Quy luật phân li độc lập : Khi lai hai bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng phản thuần chủng di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.

Ý nghĩa : Quy luật phân li độc lập đã giải thích một trong những nguyên làm xuất hiện những biến dị tổ hợp ở các loài sinh vật giao phối. Loại biến dị vai trò quan trọng đối với chọn giống và tiến hoá. Ở các sinh vật bậc cao, nhiều gen thường tồn tại ở thể dị hợp, do đó với sự phân li độc lập và tổ hợp của chúng sẽ tạo ra nhiều loại tổ hợp về kiểu gen và kiểu hình ở đời con.

Câu 2. (3 điểm)

1 2 3
A D C

Câu 3. (2 điểm)

1 2
B D

Đề kiểm tra 15 phút môn Sinh học lớp 9 Chương 1 – Đề 4

Đề bài

Câu 1 (5 điểm)

Biến dị tổ hợp là gì? Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì ? Biến dị tổ hợp được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?

Câu 2 (5 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Các biến dị tổ hợp được tạo ra

A. trong sinh sản hữu tính, chỉ xuất hiện ở F1.

B. trong sinh sản hữu tính, xuất hiện ở cả F1 và F2.

C. trong sinh sản hữu tính, chỉ xuất hiện ở F2.

D. trong sinh sản hữu tính, không bao giờ xuất hiện ở F2.

2. Phát biểu nào sau đây là đúng về quy luật phân li độc lập ?

A. Mỗi cặp tính trạng đều phân li theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

B. Sự di truyền của các cặp tính trạng phân li độc lập với nhau trong quá trình giảm phân.

C. Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.

D. Cả A và B

3. Thế nào là biến dị tổ hợp ?

A. Sự tổ hợp lại các tính trạng của bô mẹ làm xuất hiện các kiểu hình mới.

B. Sự xuất hiện các tổ hợp mới của các tính trạng ở bố mẹ trong quá trình lai giông.

C. Là loại biến dị di truyền phát sinh ở thế hệ lai do sự tổ hợp lại các nhân tố di truyền của P.

D. Cả A, B và C.

4. Quy luật phân li độc lập có ý nghĩa gì ?

A. Giải thích được tại sao sinh giới lại đa dạng và phong phú.

B. Giải thích được tại sao sinh sản hữu tính có nhiều ưu điểm hơn sinh sản vô tính.

C. Là cơ sở di truyền học của biện pháp lai hữu tính trong chọn giống.

D. Cả A, B và C.

5. Giả sử : A quy định hạt vàng, a : hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. A và B trội hoàn toàn so với a và b, các gen phân li độc lập

Bố mẹ có kiểu gen là : AABb và aabb. Tì lệ phân tính ờ đời con sẽ như thế nào ?

A. Có tỉ lệ phân li 1 : 1.

B. Có tì lệ phân li 1 : 2 : 1

C. Có tỉ lệ phân li 9 : 3 : 3 : 1.

D. Có tỉ lệ phân li 1 : 1 : 1 : 1.

Đáp án

Câu 1 (5 điểm)

– Biến dị tổ hợp là những kiểu hình ở các thế hệ con khác với bố mẹ.

Ví dụ: trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen thì tính trạng hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn ở F2 là biến dị tổ hợp.

– Biến dị tổ hợp là nguyên liệu của quá trình chọn lọc tự nhiên và chọn giống

– Biến dị tổ hợp khá phong phú ở những loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính (giao phối)

Câu 2 . (5 điểm)

1 2 3 4 5
B C C D A

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!