Lớp 12

Bộ đề đọc hiểu Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Bộ đề đọc hiểu Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành bao gồm 3 đề có đáp án chi tiết kèm theo, giúp cho các bạn có nhiều tư liệu học tập, rèn luyện kỹ năng giải các câu hỏi trong phần đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Văn.

Đọc hiểu là phần không thể thiếu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn chính vì vậy để làm được dạng bài này các em cần có kiến thức và các kỹ năng làm bài cho đúng. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm: đề đọc hiểu Việt Bắc, 27 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia 2022, Bộ 110 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.

Bạn đang xem: Bộ đề đọc hiểu Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

Đề Đọc hiểu Rừng xà nu – Đề 1

Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.

Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.

Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu rên. Anh Quyết nói: “Người Cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu van. Nhưng trời ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!

(Trích Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

Đọc đoạn văn trên và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?

Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

Câu 3. Xác định biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Câu 4. Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!… có ý nghĩa gì?

Câu 5. Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc của tuổi trong cuộc sống hôm nay.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: Phương thức biểu đạt của đoạn văn trên là: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt vì đây là lời kể chuyện của nhân vật cụ Mết trong đêm Tnú về thăm làng Xô Man sau ba năm đi lực lượng.

Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là:

– Cụ Mết kể lại và giải thích vì sao Tnú không cứu được vợ, con.

– Bản thân Tnú cũng bị giặc bắt và tra tấn

– Cụ Mết dẫn trai làng vào núi Ngọc Linh để lấy vũ khí về giết giặc

– Lời dặn dò của cụ Mết : phải cầm vũ khí để đứng lên chiến đấu.

Câu 3: Biện pháp tu từ cú pháp trong câu văn : Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc là: liệt kê, tăng tiến.

– Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó là: tố cáo tội ác man rợ của kẻ thù. Ca ngợi tinh thần trung thành cách mạng,bản lĩnh kiên cường, dũng cảm của nhân vật Tnú. Đó còn là biểu tượng bi hùng, giàu chất sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Câu 4: Câu nói: chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!… có ý nghĩa: phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Nhân dân miền Nam không có con đường nào là cầm vũ khí để đánh giặc cứu nước, đem lại độc lập, tự do và hạnh phúc.

Câu 5: Gợi ý làm bài: học sinh có thể dựa vào những ý chính dưới đây để viết bài

– Nhận thức của bản thân về tình hình đất nước hiện nay: thời cơ và thách thức

– Bảo vệ Tổ quốc là gì ?

– Tuổi trẻ phải làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc?

– Liên hệ bản thân.

Đọc hiểu Rừng xà nu – Đề 2

Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng ít có loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế, hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

(Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)

Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?

Câu 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?

Câu 3. Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập. Xác định biểu hiện các phép tu từ đó và nêu tác dụng của hình thức nghệ thuật này là gì ?

Câu 4. Xác định từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản ? Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các từ đó là gì ?

Câu 5. Từ văn bản trên, viết một đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ bản thân về những cánh rừng bị tàn phá hiện nay.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức tự sự là chính

Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là nói về đặc tính của cây xà nu. Đó là cây ham ánh sáng mặt trời, sinh sôi nảy nở nhanh và khoẻ. Khi bị đạn đại bác bắn, cây xà nu bị chặt đứt ngang thân, cây chết. Nhưng một số cây còn sống, vết thương chóng lành, vượt lên trên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây xà nu bảo vệ dân làng Xô Man.

Câu 3: Trong đoạn văn trên, Nguyễn Trung Thành sử dụng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hoá, đối lập.

a/ Biểu hiện các phép tu từ đó là :

– So sánh : Trong rừng ít loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy ; Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như những vết thương trên một thân thể cường tráng.

– Nhân hoá: những vết thương của chúng chóng lành ; Chúng vượt lên rất nhanh; rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

– Đối lập: Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên; Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê

b/Tác dụng của hình thức nghệ thuật này là :

– Biện pháp so sánh nhằm ca ngợi sức cống hiếm có của cây xà nu.

– Biện pháp nhân hoá khiến xà nu không chỉ hiện lên ở phương diện sinh vật học với đặc tính dẻo dai, sức chịu đựng tốt mà còn trở thành sinh thể sống, đang chịu những đau đớn về thể xác nhưng bất khuất, kiên cường, gan dạ, bản lĩnh, ẩn tàng một sức sống bất diệt, một tâm hồn giàu chất thơ.

– Biện pháp đối lập giữa cây xà nu ngà gục với mọc lên, giữa cái chết với sự sống nhằm khẳng định sự sống sinh ra từ trong cái chết, mạnh hơn cái chết của cây xà nu cũng chính là tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương mà anh dũng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 4: Từ loại của các từ được gạch chân : mọc, lao, phóng, ham, tiếp, vượt, ưỡn trong văn bản là động từ, hàng loạt động từ mạnh. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các động từ đó là : thể hiện tư thế chủ động của cây xà nu, ca ngợi sự khao khát sống, khả năng sống tiềm tàng, mãnh liệt.

Câu 5: Gợi ý làm bài: Các em được đưa ra những ý kiến cá nhân, dùng lập luận để bảo vệ cho ý kiến của mình. Có thể dựa vào những gợi ý dưới đây để viết bài:

– Tóm tắt vẻ đẹp của rừng xà nu trong chiến tranh khốc liệt

– Nhưng hiện nay, bên cạnh những cánh rừng bạt ngàn, xanh rờn thì không ít những cánh rừng bị tàn phá, biến thành những đồi trọc.

– Hậu quả những cánh rừng bị tàn phá ?

– Nguyên nhân ( chủ quan và khách quan)

– Đề xuất biện pháp khắc phục

– Bài học cho bản thân ?

Đọc hiểu Rừng xà nu – Đề 3

Đọc đoạn văn và trả lời cho câu hỏi ở dưới:

“Tnú không cứu sống được vợ, được con. Tối đó, Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi. Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì bị chúng nó bắt, mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày lại. Còn tau thì lúc đó tau đứng sau gốc cây vả. Tau thấy chúng nó trói mày bằng dây rừng. Tau không nhảy ra cứu mày. Tau cũng chỉ có hai bàn tay không. Tau không ra, tau quay đi vào rừng, tau đi tìm bọn thanh niên. Bọn thanh niên thì cũng đã đi vào rừng, chúng nó đi tìm giáo mác. Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”.

Câu 1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn?

Câu 3. Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” có ý nghĩa gì?

Câu 4. xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: Đoạn văn trích trong tác phẩm “Rừng xà nu” – Nguyễn Trung Thành.

Câu 2: Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ)

Câu 3: Câu nói “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” là câu nói của cụ Mết – già làng – là câu nói được đúc rút từ cuộc đời bi tráng của Tnú và từ thực tế đấu tranh của đồng bào Xô Man nói riêng và dân tộc Tây Nguyên nói chung: giặc đã dùng vũ khí để đàn áp nhân dân ta thì ta phải dùng vũ khí để đáp trả lại chúng.

Câu 4: Phương thức biểu đạt của đoạn trích là: tự sự, biểu cảm

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!