Lớp 11

Soạn bài Bài thơ số 28

Bài thơ số 28 được in trong tập thơ Người làm vườn của R.Ta-go. Tác phẩm sẽ được hướng dẫn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

THPT Nguyễn Đình Chiểu mời các em học sinh tham khảo bài Soạn văn 11: Bài thơ số 28, được chúng tôi giới thiệu nội dung chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Bài thơ số 28

Soạn văn Bài thơ số 28

I. Tác giả

– Ra-bin-đrát-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ.

– Suốt cuộc đời mình, ông đã phấn đấu không mệt mỏi và có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa của Ấn Độ: giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.

– Ta-go đã để lại một gia tài khổng lồ với các sáng tác thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: 52 tập thơ, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, 42 vở kịch 63 tập tiểu luận triết học…

– Ông là người châu Á đầu tiên nhận được Giải thưởng Nô-ben về văn học vào năm 1913.

II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

– Người làm vườn là một trong những tập thơ nổi tiếng của Ta – go.
– Tác phẩm gồm 85 bài thơ, được Ta-go viết bằng tiếng Ben-gan, sau tự dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 1914.

2. Nhan đề

– Người làm vườn gợi hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời. Với Ta-go vườn đời thật tươi đẹp, sống trên đời thực sự là niềm vui khi ở đó chứa chan tình yêu giữa con người với con người, con người với thiên nhiên.

– Các bài thơ trong tập thơ Người làm vườn không có nhan đề mà chỉ đánh số thứ tự. Bài số 28 là một trong những bài hay nhất, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới.

3. Bố cục

Gồm 3 phần:

  • Phần 1. Từ đầu đến “Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”: Tình yêu là sự hiểu biết trong tâm hồn.
  • Phần 2. Tiếp đến “Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu”: Tình yêu là sự hiến dâng và đón nhận.
  • Phần 3. Còn lại: Nghịch lý dẫn tới sự đa dạng của tình yêu.

III. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hình tượng so sánh trong câu mở đầu thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu?

Gợi ý:

– Hình ảnh so sánh tượng trưng:

  • Mắt em – trăng: nội tâm phong phú, trong sáng.
  • Tâm tưởng của anh – biển cả: thế giới bí ẩn, bao la.

=> “Trăng và biển” vốn là hình ảnh thiên nhiên, thể hiện khao khát hòa chung tâm tưởng của đôi tình nhân được đẩy lên tới đỉnh điểm.

Câu 2. Lối cấu trúc đưa ra những giả định (nếu A chỉ là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp nhằm mục đích gì? Từ những tương đồng và khác biệt giữa viên ngọc, đóa hoa với trái tim, giữa lạc thú, khổ đau với tình yêu, Ta-go muốn nói gì về cuộc đời, về trái tim?

Gợi ý: 

* Lối cấu trúc đưa ra giả định (nếu A là B) rồi phủ định (nhưng A lại là C) để đi đến kết luận:

– Phản ánh quy luật và bản chất phức tạp, bí ẩn, vô cùng của tình yêu.

– Chỉ ra những cặp phạm trù đối lập, mâu thuẫn tồn tại vĩnh cửu trong tình yêu khiến tình yêu vừa hấp dẫn, vừa sâu sắc vô cùng.

* Sự tương đồng và khác biệt giữa các biểu tượng:

– Viên ngọc, đóa hoa với trái tim:

  • Tương đồng: đều đẹp đẽ, quý giá.
  • Khác biệt: viên ngọc, đóa hoa tượng trưng cho vật chất, trái tim tượng trưng cho tâm hồn; viên ngọc, đóa hoan thì đơn giản, dễ nhận biết còn trái tim lại phong phú, phức tạp vô cùng.

=> Anh đã dành trọn trái tim và nguyện dâng hiến cuộc đời cho em, em đã là “nữ hoàng” sở hữu trái tim anh nhưng em không bao giờ khám phá được hết xứ sở ấy.

– Lạc thú, khổ đau với tình yêu: Lạc thú, khổ đau chỉ là một trong vô vàn những cung bậc của tình yêu.

=> Tình yêu luôn chứa đựng nhiều cung bậc phong phú, nhiều khi đối lập nhau và em khó lòng có thể tìm thấy giới hạn hay đong đếm được nó.

* Triết lý về cuộc đời và trái tim:

– Cả hai đều phức tạp chứa đựng nhiều mâu thuẫn mà con người khó có thể thấu suốt, lí giải hay chiếm lĩnh.

– Điều quý giá nhất trong cuộc đời của mỗi con người là trái tim – tượng trưng cho tình yêu thương.

Câu 3. Cách nói nghịch lý không xuất hiện ở đoạn đầu:

Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh

mà còn được sử dụng khá nhiều lần trong bài thơ. Hãy ghi lại những câu có cách nói nghịch lý như vậy. Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?

Gợi ý:

* Những câu có cách nói nghịch lý như trên:

– Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu

– Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu

* Cách nói ấy thể hiện điều kì diệu trong tình yêu: những mâu thuẫn nghịch lý tồn tại trong tình yêu khiến cho con người luôn say mê kiếm tìm và khao khát khám phá và chiếm lĩnh nó.

Tổng kết: 

  • Nội dung: Bài thơ số 28 thể hiện niềm khao khát hướng đến một tình yêu trường cửu, vô biên.
  • Nghệ thuật: cách nói nghịch lý, hình ảnh so sánh…

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!