Lớp 7

Toán 7 Bài 2: Tia phân giác của một góc

Giải Toán 7 Bài 2: Tia phân giác của một góc sách Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập từ 1→4 trang 98, 99.

Giải SGK Toán 7 bài 2 chương 4: Góc – Đường thẳng song song giúp các em tham khảo phương pháp giải toán, những kinh nghiệm trong quá trình tìm tòi ra lời giải. Giải bài tập Toán 7 trang 98, 99 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài, đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập.

Bạn đang xem: Toán 7 Bài 2: Tia phân giác của một góc

Giải Toán 7 trang 98, 99 Cánh diều – Tập 1

Bài 1

Để xác định phương hướng trên bản đồ hay trên thực địa, người ta thường xác định 8 hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc) như Hình 29. Trong đó:

a) Tia OB là tia phân giác của những góc nào?

b) Tia OT là tia phân giác của những góc nào?

Gợi ý đáp án

a) Tia OB là tia phân giác của những góc xOu; góc TOĐ

b) Tia OT là tia phân giác của những góc yOu; góc BON

Bài 2

Trong Hình 30, tính số đo của widehat {mOp};widehat {qOr};widehat {pOq}

Gợi ý đáp án

Vì On là tia phân giác của widehat {mOp} nên widehat {mOp} = 2.widehat {mOn} = 2.33^circ = 66^circ

widehat {qOr} = widehat {mOn} ( 2 góc đối đỉnh), mà widehat {mOn} = 33^circ Rightarrow widehat {qOr} = 33^circ

widehat {pOq} + widehat {qOr} = 180^circ( 2 góc kề bù) nên widehat {pOq} + 33^circ = 180^circ Rightarrow widehat {pOq} = 180^circ - 33^circ = 147^circ

Vậy widehat {mOp} = 66^circ ;widehat {qOr} = 33^circ ;widehat {pOq} = 147^circ

Bài 3

Ở Hình 31 có góc vuông xOy, các tia On, Oz, Om nằm trong góc đó và widehat {xOn} = widehat {nOz},widehat {yOm} = widehat {mOz}.

a) Các tia Om, On có tương ứng là tia phân giác của góc yOz và xOz hay không?

b) Cho biết số đo góc mOn.

Gợi ý đáp án

a) Các tia Om, On tương ứng là tia phân giác của góc yOz và xOz vì:

Tia Om nằm trong góc yOz và widehat {yOm} = widehat {mOz}

Tia On nằm trong góc xOz và widehat {xOn} = widehat {nOz}

b) Vì các tia Om, On tương ứng là tia phân giác của góc yOz và xOz nên: widehat {yOm} = widehat {mOz} = frac{1}{2}.widehat {yOz};widehat {xOn} = widehat {nOz} = frac{1}{2}.widehat {xOz}

Mà tia Oz nằm trong góc xOy nên widehat {yOz} + widehat {xOz} = widehat {xOy}

Rightarrow widehat {mOz} + widehat {zOn} = frac{1}{2}.widehat {yOz} + frac{1}{2}.widehat {xOz} = frac{1}{2}.widehat {xOy}

Mà tia Oz nằm trong góc mOn nên widehat {mOz} + widehat {zOn} = widehat {mOn}widehat {xOy} = 90^circ Rightarrow widehat {mOn} = frac{1}{2}.90^circ = 45^circ

Bài 4

Cho widehat {xOy} = 120^circ. Vẽ tia phân giác của góc xOy bằng 2 cách:

a) Sử dụng thước thẳng và compa;

b) Sử dụng thước hai lề

Gợi ý đáp án

Vẽ góc widehat {xOy} = 120^circ

a) Sử dụng thước thẳng và compa

Bước 1: Trên tia Ox, lấy điểm A bất kì ( A khác O); vẽ một phần đường tròn tâm O, bán kính OA, cắt tia Oy tại điểm B.

Bước 2: Vẽ một phần đường tròn tâm A bán kính AO.

Bước 3: Vẽ một phần đường tròn tâm B bán kính BO, cắt phần đường tròn tâm A bán kính AO tại điểm C nằm trong góc xOy.

Bước 4: Vẽ tia OC, ta được OC là tia phân giác của góc xOy.

b) Sử dụng thước hai lề

Bước 1: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với cạnh Ox, dùng bút vạch một vạch thẳng theo cạnh của thước.

Bước 2: Đặt thước hai lề sao cho một cạnh của thước trùng với cạnh Oy, dùng bút vạch một vạch thẳng theo cạnh của thước.

Bước 3: Hai nét vạch thẳng vẽ ở bước 1 và bước 2 cắt nhau tại điểm C nằm trong góc xOy.

Bước 4: Vẽ tia OC, ta được OC là tia phân giác của góc xOy.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!