Bài tập trắc nghiệm Chương Cacbon – Silic
THPT Nguyễn Đình Chiểu xin giới thiệu đến các bạn Bài tập trắc nghiệm Chương 3: Cacbon – Silic lớp 11 được chúng tôi tổng hợp và đăng tải ngay sau đây.
Hy vọng đây là tài liệu bổ ích, giúp các bạn học sinh củng cố kiến thức về cacbon và silic. Có kĩ năng viết phương trình hóa học hoàn thành dãy phản ứng, nhận biết gốc cacbon. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Bạn đang xem: Bài tập trắc nghiệm Chương Cacbon – Silic
Bài tập trắc nghiệm Chương Cacbon – Silic
Câu 1. Kim cương và than chì là các dạng:
A. đồng hình của cacbon
B. đồng vị của cacbon
C. thù hình của cacbon
D. đồng phân của cacbon
Câu 2. Trong nhóm IVA, theo chiều tăng của ĐTHN, theo chiều từ C đến Pb, nhận định nào sau đây sai
A. Độ âm điện giảm dần
B. Tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần
C. Bán kính nguyên tử giảm dần
D. Số oxi hoá cao nhất là +4
Câu 3. Trong nhóm IVA, những nguyên tố nào chỉ thể hiện tính khử ở trạng thái đơn chất:
A. C, Si
B. Si, Sn
C. Sn, Pb
D. C, Pb
Câu 4. Trong các phản ứng nào sau đây, phản ứng nào sai
Câu 5. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít CO2 (đkc) vào dd nước vôi trong có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Sản phẩm muối thu được sau phản ứng gồm:
A. Chỉ có CaCO3
B. Chỉ có Ca(HCO3)2
C. Cả CaCO3 và Ca(HCO3)2
D. Không có cả 2 chất CaCO3 và Ca(HCO3)2
Câu 6. Hấp thụ hoàn toàn V lít CO2 (đkc) vào dd nước vôi trong có chứa 0,05 mol Ca(OH)2 thu được 2g kết tủa. Giá trị của V là:
A. 0,448 lít
B. 1,792 lít
C. 1,680 lít
D. A hoặc B đúng
Câu 7. Cho dãy biến đổi hoá học sau:
Điều nhận định nào sau đây đúng:
A. Có 2 phản ứng oxi hoá. khử
B. Có 3 phản ứng oxi hoá. khử
C. Có 1 phản ứng oxi hoá. khử
D. Không có phản ứng oxi hoá. khử
Câu 8. Trong phân tử CO2, nguyên tử C ở trạng thái lai hoá
A. sp
B. sp2
C. sp3
D. Không ở trạng thái lai hoá.
Câu 9. Khí CO2 điều chế trong phòng TN thường lẫn khí HCl. Để loại bỏ HCl ra khỏi hổn hợp, ta dùng
A. Dung dịch NaHCO3 bão hoà
B. Dung dịch Na2CO3 bão hoà
C. Dung dịch NaOH đặc
D. Dung dịch H2SO4 đặc
Câu 10. Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là
A. đồng(II) oxit và mangan oxit
B. đồng(II) oxit và magie oxit
C. đồng(II) oxit và than hoạt tính
D. than hoạt tính
Câu 11. Cho 2,44g hổn hợp NaCO3 và K2CO3 tác dụng hoàn toàn với dd BaCl2 2M. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa.Thể tích dd BaCl2 2M tối thiểu là
A. 0,01 lít
B. 0,02 lít
C. 0,015 lít
D. 0,03 lít
Câu12. Cho2,44g hổn hợp NaCO3 và K2CO3 tác dụng hoàn toàn với dd BaCl2. Sau phản ứng thu được 3,94g kết tủa. Lọc tách kết tủa,cô cạn dd nước lọc thu được m gam muối clorua. Giá trị của m:
A. 2,66g
B. 22,6g
C. 26,6g
D. 6,26g
Câu 13. Nhận định nào sau đây về muối cacbonat là đúng: Tất cả muối cacbonat đều
A. tan trong nước
B. bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và cacbon dioxit
C. bị nhiệt phân trừ muối cacbonat của kim loại kiềm
D. không tan trong nước
Câu 14. Cho m gam hổn hợp muối cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (đkc) và 32,3g muối clorua. Giá trị của m là:
A. 27g
B. 28g
C. 29g
D. 30g
Câu 15. Cho 3,45g hổn hợp muối natri cacbonat và kali cacbonat tác dụng hết với dd HCl thu được V lít CO2 (đkc) và 3,12g muối clorua. Giá trị của V là :
A. 6,72 lít
B. 3,36 lít
C. 0,67 lít
D. 0,672 lít
Câu 16. Hiện tượng xảy ra khi trộn dd Na2CO3 với dd FeCl3 là
A. Xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu
B. Có bọt khí thoát ra khỏi dd
C. Xuất hiện kết tủa màu lục nhạt
D. A và B đúng
Câu 17. (TSĐH-A/07) Cho từ từ dd chứa a mol HCl vào dd chứa b mol Na2CO3 đồng thời khuấy đều, thu được V lít khí (đkc) và dd X. Khi cho dư nước vôi trong vào dd X thấy có xuất hiện kết tủa. Biểu thức liên hệ giữa V với a và b là:
A. V = 22,4(a-b)
B. V = 11,2(a-b)
C. V = 11,2(a+b)
D. V = 22,4(a+b)
Câu 18. (TSĐH-A/07) Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (đkc) vào 2,5 lít dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/lít, thu được 15,76g kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,032
B. 048
C. 0,06
D. 0,04
………….
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 11