Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 16
Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Tuần 16 – Có đáp án sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Các dạng bài tập sau đây bám sát chương trình học trên lớp để các em học sinh củng cố toàn bộ kiến thức đã học.
I. Luyện đọc diễn cảm
Những cánh bướm bên bờ sông
Bạn đang xem: Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 môn Tiếng Việt Kết nối tri thức – Tuần 16
Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ở bờ sông bắt bướm. Chao ôi, những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay nhanh loang loáng. Con vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt, ven cánh có răng cưa, lượn lờ đờ như trôi trong nắng. Con bướm quạ(1) to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn, có hình đôi mắt tròn, vẻ dữ tợn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Loại bướm nhỏ đen kịt, là là theo chiều gió, hệt như tàn than của những đám đốt nương. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây(2) xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng.
(1) Bướm quạ: loại bướm to, sải cánh rộng, màu nâu xỉn
(2) Con đông tây: con nhộng của loài bướm
II. Đọc hiểu văn bản
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Ba con bướm được tả ở 5 câu đầu (“Ngoài giờ học…vẻ dữ tợn” ) có những màu sắc gì
a- Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, đen kịt
b- Xanh biếc pha đen, vàng sẫm, nâu xỉn
c- Xanh biếc pha đen, vàng tươi, đen kịt
Chọn b
2. Ở 5 câu đầu, dáng bay của các con bướm được tả bằng những từ nào?
a- Loang loáng, lờ đờ
b- Loang loáng, líu ríu
c- Lờ đờ, nhút nhát
Chọn a
3. Lũ bướm nào luôn quấn quýt quanh màu vàng hoa cải?
a- Lũ bướm vàng tươi xinh xinh
b- Lũ bướm xanh biếc pha đen
c- Lũ bướm vàng sẫm, nhiều hình mặt nguyệt
Chọn a
4. Dòng nào dưới đây nêu đúng ý chính của bài văn?
a- Vẻ đẹp kì lạ, hấp dẫn của các loại bướm sống trên sông nước
b- Vẻ đẹp lộng lẫy, kì thú của các loại bướm sống trên đất bãi
c- Vẻ đẹp phong phú, đa dạng của các loại bướm bên bờ sông
Chọn c
III. Luyện tập
5. Điền s/x vào chỗ chấm:
– Chim …. áo, chim ….ẻ đều được ….inh ra từ những chiếc tổ ….inh ….ắn.
– Buổi …. ớm mùa đông trên núi cao, …. ương ….uống lạnh thấu …ương.
Gợi ý:
– Chim sáo, chim sẻ đều được sinh ra từ những chiếc tổ xinh xắn.
– Buổi sớm mùa đông trên núi cao, sương xuống lạnh thấu xương.
6. Xếp các từ ngữ được gạch chân vào hai nhóm thích hợp:
Lúc đầu chúng bám vào nhau thành từng chuỗi như cái mành mành. Các chú ong thợ trẻ lần lượt rời khỏi hang lấy giọt sáp dưới bụng do mình tiết ra trộn với nước bọt thành một chất đặc biệt để xây thành tổ.
Từ ngữ chỉ hoạt động | Từ ngữ chỉ sự vật |
Gợi ý
Từ ngữ chỉ hoạt động | Từ ngữ chỉ sự vật |
bám; rời khỏi hang; lấy; tiết ra; trộn; xây | chuỗi; cái mành mành; chú ong thợ; hang; giọt sáp; bụng; nước bọt; tổ |
7. Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích.
Bài tham khảo
Kết thúc năm học, em đạt được kết quả học tập tốt. Vì vậy, anh Đức đã hứa sẽ thưởng cho em một món quà. Đến lúc nghỉ hè, anh đã mua cho em một chiếc diều. Kích thước của diều khá lớn. Nó có hình của một chú cá mập. Khung diều được làm bằng thanh tre rất chắc chắn. Phía đầu buộc một sợi dây dù. Độ dài khoảng mười mét. Sợi dây được cuộn lại cẩn thận trong một ống nhựa. Những ngày lộng gió, em và anh trai sẽ đem diều ra thả. Chiếc diều bay rất cao. Em cảm thấy vui vẻ khi được thả diều. Em sẽ giữ gìn chiếc diều cẩn thận.
>> Chi tiết: Viết đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3