Lớp 7

Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)

Bộ đề ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 7 có đáp án kèm theo giúp các bạn đạt được kết quả thi học sinh giỏi môn Ngữ văn tốt nhất.

TOP 73 Đề ôn thi HSG Văn lớp 7 chính là bộ đề bồi dưỡng học sinh giỏi qua các kì thi chuyên đề lí luận văn học. Đây là tài liệu tham khảo văn học để đáp ứng nhu cầu của các em cũng như giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh khá, giỏi môn ngữ văn 7 và các bạn có nhu cầu được tiếp xúc, rèn luyện với những dạng đề thi cơ bản và nâng cao trong các kì thi học sinh giỏi cấp quận, huyện, thành phố.

Bạn đang xem: Bộ đề ôn thi học sinh giỏi môn Ngữ văn 7 (Có đáp án)

Đề ôn thi học sinh giỏi Văn 7 năm 2022 – 2023

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Nắng Ba Đình mùa thu
Thắm vàng trên lăng Bác
Vẫn trong vắt bầu trời
Ngày tuyên ngôn Độc lập.
Ta đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy.
Ấm lòng ta biết mấy
Ánh mắt Bác nheo cười
Lồng lộng một vòm trời
Sau mái đầu của Bác…

(Nắng Ba Đình – Nguyễn Phan Hách)

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Tự do
B. Tám chữ
C. Ngũ ngôn
D. Bảy chữ

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

A.Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả

Câu 3: Đoạn thơ trên gợi nhớ đến sự kiện lịch sử nào của nước ta?

A. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945
B. Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 3.9.1945
C. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ngày 5.6. 1911
D. Bác Hồ trở về sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài.

Câu 4. Từ “ bâng khuâng” thuộc loại từ gì?

A. Từ ghép
B. Từ láy
C. Từ ghép chính phụ
C. Từ láy bộ phận

Câu 5. Từ “ vẫn” trong câu thơ “ Vẫn trong vắt bầu trời” thuộc từ loại nào?

A. Danh từ
B. Tính từ
C. Động từ
D. Phó từ

Câu 6. Từ “ thắm vàng” trong câu thơ “ thắm vàng trên lăng Bác” có ý nghĩa gì?

A.Sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời, cả ánh nắng huy hoàng từ sao vàng cờ đỏ, có cả ánh sáng kiêu hãnh tự hào của tấm lòng một công dân độc lập, lòng biết ơn sâu nặng của một người con đối với Bác Hồ.
B. Sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời.
C. Sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời, cả ánh nắng huy hoàng từ sao vàng cờ đỏ rực rỡ tung bay trong gió.
D.Sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời, cả ánh nắng huy hoàng từ sao vàng cờ đỏ, có cả ánh sáng kiêu hãnh tự hào của tấm lòng một công dân độc lập.

Câu 7. Câu thơ “ Nắng Ba Đình mùa thu” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh.
B. Nhân hoá
C. Ẩn dụ.
D. Điệp ngữ.

Câu 8. Nội dung chính của bài thơ là gì?

A. Bài thơ với lời lẽ nhẹ nhàng, da diết bộc lộ niềm biết ơn, công lao to lớn của Bác Hồ kính yêu. Lòng tự hào vào thời khắc đất nước được độc lập.
B. Bài thơ với lời lẽ nhẹ nhàng, da diết bộc lộ niềm biết ơn, công lao to lớn của Bác Hồ kính yêu.
C. Bài thơ thể hiện lòng tự hào vào thời khắc đất nước được độc lập.
D. Niềm vui của toàn dân khi nước nhà được độc lập

Câu 9: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ và cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ:

Ta đi trên quảng trường
Bâng khuâng như vẫn thấy
Nắng reo trên lễ đài
Có bàn tay Bác vẫy.

Câu 10: Trình bày cảm xúc của mình về sự kiện trọng đại được nhắc đến trong đoạn thơ trên bằng một đoạn văn khoảng 5 -7 dòng.

II. Phần viết

Đôi bàn tay mẹ?

HƯỚNG DẪN CHẤM

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc

hiểu

1

Bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn.

0.5

2

Biểu cảm.

0.5

3

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945

0.5

4

Từ láy bộ phận

0.5

5

Phó từ

0.5

6

Sự tươi tắn, sáng trong của nắng trời, cả ánh nắng huy hoàng từ sao vàng cờ đỏ, có cả ánh sáng kiêu hãnh tự hào của tấm lòng một công dân độc lập, lòng biết ơn sâu nặng của một người con đối với Bác Hồ.

0.5

7

Ẩn dụ

0.5

8

Bài thơ với lời lẽ nhẹ nhàng, da diết bộc lộ niềm biết ơn, công lao to lớn của Bác Hồ kính yêu. Lòng tự hào vào thời khắc đất nước được độc lập.

0.5

9

– Biện pháp tu từ : nhân hóa nắng reo

– Hiệu quả : thể hiện không khí vui tươi, phấn khởi và niềm hạnh phúc lớn lao của cả dân tộc trong ngày vui trọng đại

1.0

10

Bày tỏ tình cảm chân thành, sâu sắc với ngày lễ tuyên bố nền độc lập, tự do của dân tộc : tự hào, sung sướng, xúc động,…

1.0

Phần viết

a.Yêu cầu về hình thức:

– Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt trôi chảy, tổ chức săp xếp ý khoa học; văn phong trong sáng, có cảm xúc…

– Đảm bảo đúng thể loại: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

b. Yêu cầu nội dung:

+ Mở bài: Cảm xúc yêu thương đong đầy về đôi bàn tay mẹ.

+ Thân bài: Bộc lộ cảm xúc của mình về đôi bàn tay mẹ: Đôi bàn tay lam; đôi bàn tay yêu thương ( chăm sóc, dạy bảo, là động lực trên hành trình dài rộng cuộc đời con)

– Đôi bàn tay mẹ – Đôi bàn tay lam làm, khéo léo

+ Tôi yêu đôi bàn tay thô ráp của mẹ, trên đôi tay ấy là những đường gân xanh xao uốn lượn như những dòng sông, mà sau này tôi mới biết, đó là dòng đời đưa tôi ra biển lớn.

+ Bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn in hằn trên đôi bàn tay của mẹ. Ngắm bàn tay mẹ, tôi hỏi: “Sao tay con mềm mà tay mẹ nhiều chai sần cứng thế?”. Mẹ chỉ trả lời: “Người có chai tay là người biết yêu thương”. Tôi mãi nhớ câu nói đó. Phải mất mấy năm sau tôi mới hiểu ra ý nghĩa của lời mẹ nói năm xưa.

+ Năm tháng qua đi, ở bên mẹ, tôi được chứng kiến những sự đổi thay diệu kỳ của cuộc sống chỉ bằng đôi bàn tay ấy. Đằng sau những bữa cơm thịnh soạn của gia đình, là dáng mẹ với đôi bàn tay gầy gầy, xương xương nhặt từng cọng rau, vo từng bát gạo, nấu từng ấm nước chè, kho từng nồi cá khế. Đằng sau những trang giấy trắng tinh trong đời học sinh của chị em tôi, là bàn tay mẹ lặn lội lo toan …Đằng sau tổ ấm của gia đình tôi, đó là bàn tay mẹ chăm lo, vun vén, tưới nước yêu thương, đoàn kết mỗi ngày.

– Đôi bàn tay yêu thương:

+ Đằng sau giấc ngủ ngon của tôi là đôi bàn tay mẹ đã chăm ẵm, bế bồng, quạt mát, ru vỗ, ấp ôm tuổi thơ tôi…

+ Đằng sau sự trưởng thành của tôi là sự gầy gò, càng ngày càng thô ráp, chai cứng của đôi bàn tay mẹ.

+ Tôi vẫn thường lọt thỏm trong vòng tay ấy và thách thức tất cả bên ngoài. Một cảm giác an toàn tuyệt đối luôn thường trực mỗi khi được nằm gọn trong vòng tay của mẹ. Đôi bàn tay bé nhỏ của tôi chỉ nắm vừa ngón tay cái của mẹ, tôi thường chơi trò dúc dắc qua lại đủ bề để cho tay mẹ phát ra tiếng kêu. Những lần như thế, tôi tự hỏi: “Sao tay mẹ to và cứng thế?” !

+ Và có khi …tôi sợ đôi bàn tay mẹ – đó là lúc mẹ cầm cái roi lăm le quát mỗi khi tôi mắc sai lầm, đôi tay mẹ đã làm tôi đau. Nhưng có như thế tôi mới thấy hết tình yêu thương bao la của mẹ…

+ Từ những đòn roi năm xưa cho tới những sợi chỉ dài xuyên qua tà áo của ba khi bị rách… nhờ đôi tay mẹ, tôi thêu thùa, may vá.

+ Và tôi hiểu, bằng đôi bàn tay ấy, mẹ đã viết lên sự sống, ước mơ, tương lai và cả cuộc đời tôi.

=> Trong từng giờ phút mẹ hiện diện trên cõi đời, tôi cảm nhận đôi bàn tay mẹ thắp sáng những vì sao tinh tú trong cuộc sống của tôi.

-) Tiếng lòng của con dành cho mẹ:

+ Thời gian vụt trôi, bỏ lại tuổi thơ hồn nhiên chân đất, bỏ lại những tháng ngày rong ruổi và những câu hỏi vu vơ của trẻ nhỏ, bây giờ tôi đã thành thiếu nữ tuổi đôi mươi…Tôi cũng sắp làm mẹ.

+ Tôi thèm được một lần thấy mẹ cầm roi, tôi thèm được một lần thấy mẹ bắt tôi phải tắm và kỳ cọ và thèm được ăn bữa cơm gia đình mẹ nấu khi tôi phải đi học xa.

+ Và hơn hết, tôi thèm được nắm lấy đôi bàn tay của mẹ, thèm được đôi bàn tay mẹ ôm vào lòng để cảm nhận hơi ấm từ mẹ. Nhờ đôi bàn tay yêu thương của mẹ mà có tôi như ngày hôm nay. Tôi yêu bàn tay của mẹ – Đôi bàn tay viết nên ước mơ tôi!!!

+ Kết bài:

Tình cảm kính yêu, trân trọng, biết ơn của con dành cho mẹ.

Lưu ý: Tùy vào mức độ của học sinh, giám khảo cho điểm cho phù hợp.

…………

Tải file tài liệu để xem đề ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 7

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!