KHTN Lớp 7 Bài 28: Tập tính ở động vật
Giải bài tập SGK KHTN 7 Bài 28: Tập tính ở động vật giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trang 133→135 sách Cánh diều 7.
Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 28: Tập tính ở động vật được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Qua đó các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 28 thuộc Chủ đề 9 trong sách giáo khoa. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn KHTN Lớp 7: Tập tính ở động vật mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bạn đang xem: KHTN Lớp 7 Bài 28: Tập tính ở động vật
KHTN Lớp 7 Bài 28: Tập tính ở động vật
- Trả lời câu hỏi Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 28
- Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 28 phần Luyện tập
- Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 28 phần Vận dụng
Trả lời câu hỏi Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều Bài 28
Câu hỏi 1
Cho ví dụ tập tính ở một số động vật mà em biết
Gợi ý đáp án
Ví dụ tập tính ở một số động vật : Tập tính làm tổ của chim, tập tính đào hang của chuột và cua đồng…
Câu hỏi 2
Nêu vai trò của tập tính đối với động vật
Gợi ý đáp án
Vai trò của tập tính đối với động vật :
- Tập tính có vai trò rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển nòi giống
- Đảm bảo cho động vật thích nghi được với môi trường sống
Câu hỏi 3
Quan sát hình 28.2 :
a. Nêu ý nghĩa của mối tập tính đối với động vật, con người ở hình a, b, c, d
b. Cho biết tập tính nào là bẩm sinh, tập tính nào là học được
Gợi ý đáp án
- Hình a : Nhện giăng tơ là để bảo vệ bản thân, tránh kẻ thù. -> là tập tính bẩm sinh
- Hình b : Khỉ dùng đá đập hạt cứng để ăn là để tìm kiếm thức ăn.-> là tập tính học được
- Hình c : Chim làm tổ là để thích nghi với môi trường sống không có nhà cố định. -> là tập tính học được
- Hình d : Người đi đường đứng lại khi đèn đỏ là để bảo đảm an toàn cho bản thân. -> là tập tính học được
Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 28 phần Luyện tập
Luyện tập 1
Cho biết những tập tính có trong bảng 28.1 là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được. Nêu ý nghĩa của các tập tính đó đối với động vật.
Tiêu chí so sánh | Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được | Ý nghĩa |
Chim, cá di cư | |||
Ong, kiến sống thành đàn | |||
Chó tiết nước bọt khi ngửi thấy mùi thức ăn | |||
Mèo rình bắt chuột | |||
Chim ấp trứng |
Gợi ý đáp án
Tiêu chí so sánh | Tập tính bẩm sinh | Tập tính học được | Ý nghĩa |
Chim, cá di cư | x |
| Chim di cư để tránh rét, tìm kiếm nguồn thức ăn; Cá di cư chủ yếu liên quan đến sinh sản. |
Ong, kiến sống thành đàn | x |
| Tập tính nhận biết đồng loại. |
Chó tiết nước bọt khi ngửi thấy mùi thức ăn | x |
| Phản xạ tự nhiên của động vật khi tiếp xúc với thức ăn |
Mèo rình bắt chuột | x | x | Mèo kiếm thức ăn khi đói là mang tính bẩm sinh, còn việc rình, vồ mồi, cách săn mồi thì do học được |
Chim ấp trứng | x |
| Bản năng duy trì nòi giống |
Luyện tập 2
Kể thêm một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn.
Gợi ý đáp án
Một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn:
- Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc, dạy cá heo lao qua vòng trên mặt nước (giải trí)
- Nghe tiếng kẻng, trâu, bò nuôi trở về chuồng
- Dạy vẹt nói
Giải Khoa học tự nhiên Lớp 7 Bài 28 phần Vận dụng
Vận dụng 1
Nêu cơ sở của việc ghi âm tiếng mèo để đuổi chuột
Gợi ý đáp án
Dựa vào tập tính sợ mèo của chuột, khi nghe tiếng mèo kêu chuột thường bỏ chạy.
Vận dụng 2
Vì sao người ta có thế dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại?
Gợi ý đáp án
Có thể dùng đèn để bẫy côn trùng vì người ta dựa vào tập tính của một số loài côn trùng có hại là bị thu hút bởi ánh sáng.
Vận dụng 3
Vì sao người dân vùng biển thường câu mực vào ban đêm.
Gợi ý đáp án
Người dân vùng biển thường câu mực vào ban đêm vì dựa vào đặc tính của mực là sẽ bơi lại tìm thức ăn khi chúng cảm nhận được vùng ánh sáng
Vận dụng 4
Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở khoa học nào?
Gợi ý đáp án
Người ta dạy chó nghiệp vụ dựa trên cơ sở các tập tính học được
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7