Lớp 3

Soạn bài Nhập gia tùy tục (trang 105)

Soạn bài Nhập gia tùy tục sách Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, viết, nói và nghe trang 105, 106, 107, 108 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 2.

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 4: Nhập gia tùy tục – Bài 18: Bạn bè bốn phương của chủ đề Ngôi nhà chung để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Soạn bài Nhập gia tùy tục (trang 105)

Soạn bài phần Đọc: Nhập gia tùy tục

Đọc hiểu

Câu 1: Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay nào để đưa hoặc nhận các vật? Vì sao?

Trả lời:

Theo phong tục của Bru-nây, bạn phải dùng tay phải để đưa hoặc nhận các vật. Vì người Bru-nây cho rằng tay trái bẩn.

Câu 2: Vì sao bạn không được xoa đầu người khác.

Trả lời:

Không được xoa đầu người khác vì người Bru-nây coi xoa đầu là hành vi thiếu tôn trọng người khác.

Câu 3: Nếu muốn chỉ vào ai thì bạn phải dùng ngón tay nào?

Trả lời:

Nếu muốn chỉ vào ai thì phải dùng ngón tay cái của bàn tay phải.

Câu 4: Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra điều gì? Chọn ý mà em cho là đáng ngại nhất.

a) Bị mọi người chê cười.

b) Gặp rắc rối do bị hiểu lầm.

Trả lời:

Nếu đến một nơi mà không tôn trọng tục lệ, tập quán của nơi đó thì có thể xảy ra:

b) Gặp rắc rối do bị hiểu lầm.

Luyện tập

Câu 1: Tìm 3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc:

a) Một câu có từ hãy.

b) Một câu có từ nên.

c) Một câu có từ không.

Trả lời:

3 câu thể hiện lời khuyên trong bài đọc:

a) Một câu có từ hãy: Vì vậy, bạn hãy dùng tay phải hoặc để tay trái dưới cổ tay phải khi đưa hoặc nhận các vật.

b) Một câu có từ nên: Nếu bạn đến thăm Vương quốc Bru-nây, bạn nên nhớ những điều sau.

c) Một câu có từ không: Không xoa đầu bất cứ ai, kể cả trẻ em.

Câu 2: Hãy sử dụng một trong các từ trên để nói lời khuyên hoặc lời đề nghị với bạn.

Trả lời:

Hãy sử dụng một trong các từ trên để nói lời khuyên hoặc lời đề nghị với bạn:

  • Không nên làm việc riêng trong giờ học.
  • Hãy làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.

Soạn bài phần Viết: Nghe viết Hạt mưa

Câu 1: Nghe – viết

Hạt mưa

Mây mang đầy mình nước
Gió thổi thành hạt mưa
Rồi chia đều cho đất
Cho cỏ cây, sông hồ.

Hạt mưa ủ trong vườn
Thành mỡ màu của đất
Hạt mưa trang mặt nước
Làm gương cho trăng soi.

Hạt mưa đến là nghịch
Có hôm chẳng cần mây
Bất chợt ào ào xuống
Rồi ào ào đi ngay.

NGUYỄN KHẮC HÀO

Câu 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống:

a) l hay n?

Mưa _ắng bắc cầu vồng
Ai đi đâu, về đâu?
Không thấy sóng dưới cầu
Chỉ mênh mông đồng _úa

Cầu vồng như dải _ụa
Cầu chờ mãi hồi _âu
Không ai qua, biến mất…

PHẠM HỔ

b) v hay d?

Cá gì _ốn rất hiền lành
Xưa được chị Tấm _ỗ _ành nuôi cơm?

Trả lời:

a) l hay n?

Mưa nắng bắc cầu vồng
Ai đi đâu, về đâu?
Không thấy sóng dưới cầu
Chỉ mênh mông đồng lúa

Cầu vồng như dải lụa
Cầu chờ mãi hồi lâu
Không ai qua, biến mất…

PHẠM HỔ

b) v hay d?

Cá gì vốn rất hiền lành
Xưa được chị Tấm ddành nuôi cơm?

Soạn bài phần Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo

Câu 1: Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một nước bạn (hoặc về tình hữu nghị) mà em đã đọc ở nhà.

Mẫu:

Xin-ga-po – con rồng châu Á

Xin-ga-po – con rồng châu Á

Câu 2: Trao đổi với các bạn về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn).

Gợi ý:

  • Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện (bài thơ, bài văn) đã đọc? Vì sao?
  • Câu chuyện (bài thơ, bài văn) đó nói lên điều gì?

Trả lời:

Em lựa chọn bài đọc mà em ấn tượng ở câu 1 sau đó liên hệ bản thân để nói lên cảm nghĩ của mình.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!