Giáo án Âm nhạc 3 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Giáo án Âm nhạc 3 sách Chân trời sáng tạo mang tới bài soạn của đầy đủ các tiết học trong cả năm học 2022 – 2023, với 8 chủ đề. Qua đó, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để soạn giáo án môn Âm nhạc lớp 3 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán 3, Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo để có thêm nhiều kinh nghiệm, kỹ năng xây dựng kế hoạch bài dạy lớp 3 cho học sinh của mình. Vậy mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bạn đang xem: Giáo án Âm nhạc 3 sách Chân trời sáng tạo (Cả năm)
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc lớp 3 sách Chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 6. GIA ĐÌNH YÊU THƯƠNG
(Tiết 1- Khám phá, hát: Ôi ba mẹ)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Khám phá các âm thanh trong sinh hoạt hằng ngày
2. Năng lực
– Năng lực chung:
- Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động khám phá.
- Nhận biết và bày tỏ được tình cảm, cảm xúc của bản thân khi nghe bài hát Ôi ba mẹ
– Năng lực riêng:
- Thể hiện được âm thanh phát ra từ các hoạt động hằng ngày trong gia đình qua phần khám phá.
- Nghe và vận động được theo nhịp điệu của bài hát.
- Nghe và gõ được thanh phách theo nhịp, nêu được cảm nhận sau khi nghe bài hát.
3. Phẩm chất:
- Biết yêu thương gia đình, biết giúp đỡ và nghe lời bố mẹ.
- Biết quan tâm, đồng cảm với những vất vả của bố mẹ qua nội dung nghe nhạc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
2. Thiết bị dạy học
– Đối với GV:
- Bức tranh khám phá chủ đề, các tệp âm thanh bài hát, tệp âm thanh của nhạc cụ Xai-lô-phôn, hình ảnh nhạc cụ Xai-lô-phôn.
- Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ đơn giản, bảng tương tác (nếu có), nhạc cụ cát-ta-nét, thanh phách.
– Đối với HS: Sách, vở, dụng cụ học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: + Tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua hoạt động khám phá. + Thể hiện được âm thanh phát ra từ các hoạt động hằng ngày trong gia đình qua phần khám phá. b. Cách thức thực hiện: – GV giới thiệu bức tranh chủ đề, câu chuyện âm thanh yêu thương. – GV đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu tên và chỉ ra các sự vật, hoạt động trong bức tranh… : + Em thấy những sự vật, hoạt động gì trong bức tranh chủ đề? + Gà trống, gà mẹ, gà con… và các hoạt động quét sân, bổ củi, tưới rau… phát ra âm thanh như thế nào? – GV gọi HS đứng dậy chia sẻ câu trả lời – GV nhận xét, đánh giá, kể lại câu chuyện theo tranh cho HS lắng nghe: Sáng sớm trên sân nhà em luôn ngập tràn những âm thanh rộn ràng, xa xa nơi góc sân chú gà trống gáy ò ó o báo hiệu một ngày mới đã sang, gà mẹ thì đang cục tác ngơ ngác tìm đàn gà con, kế bên là tiếng xoẹt.. xoẹt…chiếc chổi rơm em đang quét sân làm đàn gà con kêu chíp chíp…chạy quanh, rắc…rắc.. tiếng bổ củi của bố em làm cho chú trâu đen giật mình kêu ùm bò…đầy khoan khoái sau một giấc ngủ say, tâm thanh rì rào khi mẹ tưới rau cùng tiếng cười nói của cả gia đình đã tạo nên một khung cảnh buổi sáng đầy màu sắc, em gọi đó là âm thanh yêu thương. – GV khuyến khích HS bắt chước lại các âm thanh trong câu chuyện. HOẠT ĐỘNG: HÁT *Nghe và vận động theo nhạc, hát luyến a. Mục tiêu: Nghe và vận động được theo nhịp điệu của bài hát, biết cách hát luyến lên, luyến xuống. b. Cách thức thực hiện: – Khởi động: GV mở nhạc để HS vận động theo nhịp điệu của bài hát Ôi ba mẹ, GV khuyến khích HS sáng tạo vận động theo cảm nhận của riêng mình. – GV hướng dẫn HS thể hiện cách hát luyến qua hoạt động, yêu cầu HS làm theo động tác và hát theo: + Những từ hát luyến lên thì đưa tay từ dưới lên (vở, mực..) + Những từ hát luyến xuống thì đưa tay từ trên xuống (thơm..) *Tập hát cả bài a. Mục tiêu: Hát được bài hát với nhạc đệm b. Cách thức thực hiện: – GV cùng HS chia câu: Lời 1. + Câu 1. Vở con… giọt mồ hôi + Câu 2. Chân con…. oằn gánh xôi + Câu 3. Ôi ba mẹ…ba mẹ của con Lời 2. + Câu 1. Tuổi thơ… mẹ như mây + Câu 2. Mai sau…. dĩu cánh bay + Câu 3. Ôi ba mẹ…ba mẹ của con – GV dùng tiết tấu trong bài dạy để tạo trò chơi đọc tiết tấu nhằm giúp HS nắm được tiết tấu. Ví dụ: Tiết tấu ta-ta-ta-ta-ti-ti-ta Lưng của ba giọt mồ hôi rơi vai của mẹ nặng oằn gánh xôi – GV hướng dẫn HS đọc thanh phách theo chữ tiết tấu (nốt đen: ta; nốt đơn: ti). – Sau khi HS làm quen tiết tấu bài hát, GV hát mẫu từng câu chậm rãi, rõ ràng, HS thực hiện theo – GV hướng dẫn HS cách lấy hơi, cách giữ nhịp. – GV hướng dẫn HS hát cả bài và gõ đệm cho bài hát Ôi ba mẹ. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Trình bày được bài hát theo nhóm b. Cách thức thực hiện: – GV đệm cho cả lớp hát một lần cả bài hát. – GV chia lớp thành các nhóm luyện tập theo các hình thức khác nhau: + Nhóm Đô: hát kết hợp vỗ tay theo nhịp + Nhóm Rê: hát kết hợp vỗ tay theo phách + Nhóm Mi: hát kết hợp nhín chân nhịp nhàng theo nhịp điệu. – GV quan sát và giúp đỡ HS trong quá trình luyện tập. – GV yêu cầu các nhóm biểu diễn bài hát GV khen ngợi các nhóm, GV đặt câu hỏi: + Sau khi học bài hát, hình ảnh nào trong bài hát khiến em cảm thấy thương ba mẹ mình nhiều hơn? + Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về gia đình. – GV mời 2 – 3 HS đứng dậy trả lời và chia sẻ. – GV tuyên dương tinh thần học tập của HS. Khuyến khích HS về nhà thể hiện bài hát cũng như chia sẻ những cảm xúc sau khi học tiết học âm nhạc cho người thân nghe. | – HS quan sát bức tranh và lắng nghe – HS lắng nghe câu hỏi và tìm câu trả lời: + Những sự vật, hoạt động có trong tranh: em bé quét sân, bố đốn củi, mẹ tưới rau, con trâu, đàn gà con, gà mái… + Âm thanh phát ra:· Gà trống: ò ó o · Gà con: chíp chíp · Tiếng chổi: xoẹt…xoẹt… – HS trả lời, nghe GV nhận xét và kể lại câu chuyện theo tranh. – HS thực hiện các âm thanh có trong câu chuyện. – HS nghe nhạc và vận động theo cảm nhận – HS nghe và hát theo GV – HS chăm chú lắng nghe – HS tập trung lắng nghe – HS đọc thanh phách theo chữ tiết tấu. – HS lắng nghe và hát theo – HS chú ý lắng nghe và thực hiện – HS thực hiện theo hướng dẫn của GV – Cả lớp hát đồng thanh – HS hình thành nhóm, luyện tập – HS biểu diễn bài hát – HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ và chia sẻ câu trả lời. – HS chăm chú lắng nghe, về nhà thực hiện yêu cầu của GV. |
….
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3