Lớp 7

KHTN Lớp 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Giải bài tập SGK Khoa học Tự nhiên 7 trang 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 7 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Chương I: Nguyên tử. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 4 trong sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của THPT Nguyễn Đình Chiểu nhé:

Bạn đang xem: KHTN Lớp 7 Bài 4: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Phần Mở đầu

Ngày nay, người ta đã xác định được hàng chục triệu chất hóa học với các tính chất khác nhau được tạo thành từ hơn một trăm nguyên tố hóa học. Liệu có nguyên tắc nào sắp xếp các nguyên tố để dễ nhận ra tính chất của chúng không?

Trả lời:

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố để dễ dàng nhận ra tính chất của chúng

  • Các nguyên tố hóa học được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
  • Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử
  • Các nguyên tố trong cùng cột có tính chất gần giống nhau

I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn

Câu 1. Dựa vào đặc điểm nào về cấu tạo nguyên tử để sắp xếp các nguyên tố vào hàng, vào cột trong bảng tuần hoàn?

Trả lời:

Dựa vào số electron ở lớp ngoài cùng và số lớp electron của nguyên tố đó. Ví dụ

  • Trong cùng một hàng, tính từ trái sang phải: Các nguyên tử có cùng số lớp electron, số electron ở lớp ngoài cùng tăng dần
  • Trong cùng một cột, tính từ trên xuống dưới: Các nguyên tử có cùng số electron ở lớp ngoài cùng, số lớp electron tăng dần

Câu 2. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết các nguyên tố nào trong số các nguyên tố Li, Na, C, O có cùng số lớp electron trong nguyên tử.

Trả lời:

Trong 4 nguyên tố: Li, Na, C, O có 3 nguyên tố trong cùng 1 hàng đó là: Li, C, O đều nằm ở hàng thứ 2

=> 3 nguyên tố Li, C, O đều có 2 lớp electron

II. Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Ô nguyên tố

Câu 1. Quan sát Hình 4.2, cho biết số proton, electron trong nguyên tử oxygen

Hình 4.2

Trả lời:

Ta có: số hiệu nguyên tử = số đơn vị điện tích hạt nhân (số proton) = số electron trong nguyên tử

Oxygen có số hiệu nguyên tử là 8

=> Oxygen có 8 proton và 8 electron

Câu 2. Sử dụng bảng tuần hoàn và cho biết kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử và số electron trong nguyên tử của các nguyên tố ở ô số 6, 11

Trả lời:

– Ô số 6:

  • Kí hiệu hóa học: C
  • Tên nguyên tố: Carbon
  • Số hiệu nguyên tử: 6
  • Khối lượng nguyên tử: 12
  • Số electron trong nguyên tử = số hiệu nguyên tử: 6

– Ô số 11:

  • Kí hiệu hóa học: Na
  • Tên nguyên tố: Sodium
  • Số hiệu nguyên tử: 11
  • Khối lượng nguyên tử: 23
  • Số electron trong nguyên tử = số hiệu nguyên tử: 12

2. Chu kì

Câu 1. Quan sát Hình 4.3 và cho biết tên, kí hiệu hóa học và điện tích hạt nhân của nguyên tử các nguyên tố xung quanh nguyên tố carbon.

Hình 4.3

Trả lời:

– Các nguyên tố xung quanh nguyên tố C là: B, N, Si

– Nguyên tố B:

  • Tên: Boron
  • Kí hiệu hóa học: B
  • Điện tích hạt nhân: 5

– Nguyên tố N:

  • Tên: Nitrogen
  • Kí hiệu hóa học: N
  • Điện tích hạt nhân: 7

– Nguyên tố Si:

  • Tên: silicon
  • Kí hiệu hóa học: Si
  • Điện tích hạt nhân: 14

Câu 2. Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3. Giải thích.

Trả lời:

Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron

=> Nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì 3 đều có 3 lớp electron

3. Nhóm

Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết:

1. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử hai nguyên tố Al và S. Giải thích.

2. Hãy kể tên nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và cùng nhóm với nguyên tố beryllium.

Trả lời:

1. Al thuộc nhóm IIIA => Al có 3 electron ở lớp ngoài cùng.

S thuộc nhóm VIA => S có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

2. Beryllium thuộc chu kì 2 nhóm IIA.

=> Có nguyên tố Magnesium thuộc chu kì 3 nhóm IIA (cùng nhóm với nguyên tố beryllium).

III. Vị trí các nhóm nguyên tố kim loại, phi kim và khí hiếm trong bảng tuần hoàn

1. Các nguyên tố kim loại

Câu 1. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố Al, Ca, Na.

Trả lời:

– Nguyên tố Al:

  • Số thứ tự: 13
  • Chu kì: 3
  • Nhóm: IIIA

– Nguyên tố Ca:

  • Số thứ tự: 20
  • Chu kì: 4
  • Nhóm: IIA

– Nguyên tố Na:

  • Số thứ tự: 11
  • Chu kì: 3
  • Nhóm: IA

Câu 2. Tính chất nào của nhôm, sắt, đồng đã được dùng trong các ứng dụng ở trong Hình 4.6?

Hình 4.6

Trả lời:

Trong Hình 4.6:

  • Nhôm có tính dẻo, được dùng làm màng bọc thực phẩm
  • Sắt cứng, bền với môi trường, được dùng làm công trình xây dựng
  • Đồng có tính dẫn điện tốt, được dùng làm lõi dây điện

2. Các nguyên tố phi kim

Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của các nguyên tố có tên trong Hình 4.7

Hình 4.7

Trả lời:

– Nguyên tố oxygen (O)

  • Số thứ tự: 8
  • Chu kì: 2
  • Nhóm: VIA

– Nguyên tố chlorine (Cl)

  • Số thứ tự: 17
  • Chu kì: 3
  • Nhóm: VIIA

– Nguyên tố sulfur (S)

  • Số thứ tự: 16
  • Chu kì: 3
  • Nhóm: VIIA

– Nguyên tố bromine (Br)

  • Số thứ tự: 35
  • Chu kì: 4
  • Nhóm: VIIA

3. Các nguyên tố khí hiếm

Câu 1. Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy xác định vị trí (số thứ tự, chu kì, nhóm) của khí hiếm neon.

Trả lời:

Khí hiếm Neon:

  • Số thứ tự: 10
  • Chu kì: 2
  • Nhóm: VIIIA

Câu 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố:

A. Kim loại và phi kim

B. Phi kim và khí hiếm

C. Kim loại và khí hiếm

D. Kim loại, phi kim và khí hiếm

Hãy chọn đáp án đúng nhất.

Trả lời:

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học gồm các nguyên tố: kim loại (màu xanh), phi kim (màu hồng) và khí hiếm (màu vàng). Xem ở Bảng tuần hoàn trang 25

=> Đáp án D

Câu 3. Cho các nguyên tố sau:

a) Sử dụng bảng tuần hoàn, hãy cho biết trong các nguyên tố trên, nguyên tố nào là kim loại, nguyên tố nào là phi kim

b) Nêu ứng dụng trong đời sống của một nguyên tố trong số các nguyên tố trên.

Trả lời:

a) Các nguyên tố kim loại là: Ba, Rb, Cu, Fe

Các nguyên tố phi kim là: P, Si

b) Ứng dụng của nguyên tố Nhôm (Al) trong đời sống

  • Được dùng để chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ
  • Dùng trong xây dựng nhà cửa và trang trí nội thất
  • Dụng cụ nhà bếp vì dẫn nhiệt tốt, ít bị gỉ và không độc
  • Bột nhôm trộn với bột sắt oxit để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!