Soạn bài Gặp lá cơm nếp – Kết nối tri thức 7
Hôm nay, THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp đến các bạn học sinh tài liệu Soạn văn 7: Gặp lá cơm nếp, rất hữu ích.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học lớp 7 sinh khi chuẩn bị bài. Mời tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.
Bạn đang xem: Soạn bài Gặp lá cơm nếp – Kết nối tri thức 7
Soạn bài Gặp lá cơm nếp
Trước khi đọc
1. Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
2. Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.
Gợi ý:
1. Bài thơ thuộc thể năm chữ: Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh).
2. Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt, có nhiều loại khác nhau như xôi gấc, xôi dừa, xôi ngô… Các loại xôi đều dẻo và thơm, rất ngon.
Đọc văn bản
Câu 1. Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.
- Số lượng tiếng trong mỗi dòng: 5
- Vần chân: gặt – mắt, bếp – nếp, được – nước.
- Nhịp thơ: 2/3 hoặc 3/2
Câu 2. Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.
Hình ảnh người mẹ hiện lên trong kí ức của người con: hiền từ, đảm đang.
Câu 3. Tình cảm người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước.
Tình cảm người con dành cho mẹ và quê hương, đất nước: yêu thương, trân trọng.
Sau khi đọc
Câu 1. Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?
- Số lượng tiếng trong mỗi dòng: 5
- Vần chân: gặt – mắt, bếp – nếp, được – nước.
- Nhịp thơ: 2/3 hoặc 3/2
- Bài thơ có 4 khổ, mỗi khổ có bốn dòng, riêng khổ 4 chỉ có 2 dòng.
Câu 2. Em hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình và hình ảnh mẹ trong kí ức người con.
– Hoàn cảnh: Người con đã xa nhà nhiều năm, nhìn thấy lá cơm nếp nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ, nhớ về người mẹ.
– Trong kí ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên: hiền từ, đảm đang và tần tảo.
Câu 3. Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?
– Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc: yêu thương dành cho mẹ, đất nước.
– Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”: Hình ảnh này đã gợi nhắc về mùi quê hương của người con, hương vị của xôi nếp đã quen thuộc với người con khi còn thơ bé, để khi đi bất cứ nơi đây cũng đều nhớ về.
Câu 4. Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?
Hình ảnh người con trong bài thơ là một người đã xa nhà nhiều năm, có tình cảm sâu sắc dành cho mẹ và đất nước.
Câu 5. Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
Thể thơ năm chữ ngắn gọn, linh hoạt và hàm súc đã góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ.
Viết kết nối với đọc
Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về nỗi nhớ thương mẹ của người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu
Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7