Lớp 7

Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể – Chân trời sáng tạo 7

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 10: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể, vô cùng hữu ích trong quá trình chuẩn bị bài.

Soạn văn Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể
Soạn văn Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Mời các bạn học sinh lớp 10 cũng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể – Chân trời sáng tạo 7

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật 

1. Chuẩn bị nói

a. Xác định tác phẩm truyện

– Bạn có thể sử dụng đề tài là truyện kể đã phân tích, đánh giá trong đề tài hoặc bài viết là một truyện kể khác.

– Xác định mục đích nói: Thể hiện nhận thức của bạn, chia sẻ với người nghe về chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm truyện kể mà mình đã chọn…

– Xác định đối tượng người nghe: Thầy cô giáo, bạn bè…

– Xác định không gian và thời gian nói: không gian ở lớp học, thời gian khoảng bao nhiêu lâu?

b. Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý: Nếu đề tài nói cũng là đề tài của bài viết, có thể sử dụng lại các ý tưởng, thông tin, tư liệu đã có trong phần viết. Nếu đề tài nói khác đề tài bài viết, cần đọc kĩ tác phẩm và chú ý một số nội dung: tên truyện kể, thể loại, nội dung, chủ đề, thông điệp tác giả muốn gửi gắm, ý kiến và đánh giá về nội dung của truyện kể…

– Lập dàn ý: Dàn ý của bài nói cơ bản là dàn ý đã chuẩn bị cho bài viết.

c. Luyện tập

  • Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp với, hấp dẫn, tạo ấn tượng với người nghe.
  • Sử dụng kết hợp các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, video, sơ đồ, bảng biểu…
  • Luyện tập bằng cách đứng trước gương hoặc với bạn bè, người thân.
  • Điều chỉnh giọng nói, ngôn ngữ, cử chỉ…

2. Trình bày bài nói

– Tạo không khí và quan hệ giao tiếp như: tự giới thiệu họ tên, sử dụng ngôi phù hợp trong giao tiếp.

– Sử dụng diễn đạt phù hợp, linh hoạt.

– Đáp ứng được yêu cầu về tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm…

3. Trao đổi, đánh giá

– Trao đổi:

  • Lắng nghe với thái độ cầu thị, ghi chép tóm lược câu hỏi hoặc ý kiến của người nghe.
  • Trả lời giải thích ngắn gọn, rõ ràng câu hỏi, ý kiến của người nghe.

– Đánh giá:

  • Trong vai trò của người nói, hãy tự đánh giá phần trình bày của mình.
  • Trong vai trò của nghe, đánh giá phần trình bày của người nói.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!