Lớp 3

Giáo án Mĩ thuật 3 sách Chân trời sáng tạo

Giáo án Mĩ thuật 3 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kinh nghiệm để soạn giáo án môn Mĩ thuật lớp 3 năm 2022 – 2023 cho học sinh của mình. Với nội dung bài dạy Sắc màu của chữ, chủ đề 1 Trường em, thầy cô sẽ dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch giảng dạy sách mới.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các tiết của những tuần tiếp theo cho đủ cả năm học 2022 – 2023. Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án môn Toán 3, Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo. Vậy mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Giáo án Mĩ thuật 3 sách Chân trời sáng tạo

Giáo án Mĩ thuật lớp 3 sách Chân trời sáng tạo năm 2022 – 2023

Chủ đề 1: TRƯỜNG EM

Bài 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ

(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

– Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

– Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.

– Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.

– Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập.

– Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.

2. Năng lực.

* Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

* Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt: Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.

– Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.

3. Phẩm chất.

– Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu.

– Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

– Giáo án, SGK, SGV. Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng, trên tường, đồ vật, sách báo, tạp chí,…

2. Đối với học sinh.

– SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.

3. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* GV dẫn dắt vấn đề:

II. KHÁM PHÁ.

HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá một số hình thức trang trí chữ.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

– GV cho HS sinh hoạt đầu gờ.

– Tổ chức cho HS chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

– Nhận ra được kiểu chữ cơ bản, cách pha màu thứ cấp để vẽ và trang trí.

– Đọc được tên một số màu thứ cấp.

* Nhiệm vụ của GV.

– Tạo cơ hội cho HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và tổ chức cho HS thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Giới thiệu một số mẫu chữ đã được tang trí.

– Nêu câu hỏi, khuyến khích HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Em ấn tượng với mẫu chữ nào?

+ Chữ đó có các nét đều hay nét thanh, nét đậm.

+ Các chữ được trang trí như thế nào?

+ Những màu nào được sử dụng để trang trí chữ?

+ Màu nào được pha từ hai màu cơ bản?

+ Em đã thấy kiểu chữ trang trí được sử dụng ở đâu?

– Giới thiệu thêm các mẫu chữ đã được trang trí trên báo, tạp chí hoặc đồ vật để HS nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ.

– Khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ cách pha trộn từng cấp màu cơ bản để tạo ra cách màu mới.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát được một số mẫu chữ được trang trí và thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ ở hoạt động 1.

– HS sinh hoạt.

– HS cảm nhận.

– HS quan sát một số mẫu chữ được trang trí và thảo luận để nhận biết cách vẽ và trang trí chữ.

– HS thảo luận để nhận ra đặc điểm và các hình thức trang trí chữ.

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

– HS nhận ra sự đa dạng trong cách trang trí chữ.

– HS nhắc lại và ghi nhớ.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

III. KIẾN TẠO KIẾN THỨC KĨ NĂNG:

HOẠT ĐỘNG 2: Cách pha màu thứ cấp.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

– Tổ chức cho HS tìm hiểu và ghi nhớ cách pha màu thứ cấp.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Khuyến khích HS quan sát hình minh họa trong SGK trang 7, thảo luận để biết cách pha các màu thứ cấp.

– Hướng dẫn HS cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Tên các màu cơ bản đã học là gì…?

+ Màu đỏ trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì…?

+ Màu đỏ trộn với màu vàng sẽ tạo được màu gì…?

+ Màu vàng trộn với màu lam sẽ tạo được màu gì…?

* Tóm tắt để HS ghi nhớ.

– Pha các cặp màu cơ bản với nhau sẽ tạo được rất nhiều màu, trong đó màu da cam, màu xanh lá cây và màu tím là màu thứ cấp.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã quan sát hình minh họa để biết cách pha các màu, và cách pha trộn để tạo ra các màu thứ cấp ở hoạt động 2.

* Củng cố, dặn dò.

– HS chuẩn bị tiết sau.

– HS tìm hiểu và ghi nhớ.

– HS quan sát hình minh họa trong SGK.

– HS pha trộn màu.

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

* HS ghi nhớ.

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– HS ghi nhớ.

Bổ sung: ……………………………………………………………………………………

GIÁO ÁN MĨ THUẬT LỚP 3 (Chân Trời Sáng Tạo)

Khối lớp 3. GVBM:………………………..

Thứ……ngày……tháng…..năm 20…..

Ngày soạn: ……/……/……./20…… (Tuần: )

Ngày giảng:……/……/……./20……

Chủ đề 1: TRƯỜNG EM

Bài 1: SẮC MÀU CỦA CHỮ

(Thời lượng 2 tiết * Học tiết 2)

I. MỤC TIÊU:

– Nêu được cách pha và sử dụng màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Tạo và sử dụng được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chỉ ra được màu thứ cấp trong sản phẩm mĩ thuật.

– Chia sẻ được vẻ đẹp của màu sắc trong sản phẩm mĩ thuật.

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt.

– Nêu được các sắc màu của chữ, đường nét, để tạo sản phẩm mĩ thuật các mẫu chữ có trang trí hoa văn, hoa lá và hình con vật.

– Tạo được hình mẫu chữ có trang trí bằng giấy bìa màu.

– Cảm nhận được vẻ đẹp của mẫu chữ có trang trí trong tạo hình sản phẩm mĩ thuật.

– Phát triển trí tưởng tượng trong sáng tạo hình chữ. Có ý tưởng sử dụng các tác phẩm mĩ thuật để học tập.

– Biết tôn trọng sự khác biệt của các mẫu chữ đẹp trong mỗi cá nhân.

2. Năng lực.

* Năng lực chung:

– Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

– Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo; Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế.

* Năng lực chuyên biệt:

– Bước đầu hình thành một số tư duy về nét chữ, hình màu trong mĩ thuật.

– Tạo ra được các sản phẩm mĩ thuật về các mẫu chữ có trang trí hình hoa văn, hoa lá, và con vật theo nhiều hình thức khác nhau.

3. Phẩm chất.

– Bồi dưỡng tình yêu thương sáng tạo trong các mẫu chữ có trang trí, vẽ hình và tô màu.

– Biết tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên.

– Kế hoạch dạy học, Giáo án, SGK, Máy tính trình chiếu PowerPoint (nếu có).

– Giáo án, SGK, SGV. Tranh, ảnh các mẫu chữ trang trí trên bảng, trên tường, đồ vật, sách báo, tạp chí,…

2. Đối với học sinh.

– SGK. Giấy, bút, tẩy, màu vẽ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

* GV dẫn dắt vấn đề:

IV. LUYỆN TẬP SÁNG TẠO.

HOẠT ĐỘNG 3: Trang trí tên riêng của em.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Hoạt động khởi động.

– GV cho HS sinh hoạt đầu giờ.

– Tổ chức cho HS hát, chơi trò chơi.

* Mục tiêu.

– Vẽ và trang trí được tên riêng bằng màu thứ cấp.

– Nêu được cảm nhận về vẻ đẹp cua màu sắc thể hiện trong bài vẽ.

* Nhiệm vụ của GV.

– Hướng dẫn HS biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Khuyến khích HS tham khảo các bài vẽ trong SGK, và gợi ý cho HS có thêm ý tưởng sáng tạo.

– Hướng dẫn HS:

+ Lựa chọn kiểu chữ thường hoặc chữ in hoa và viết tên mình bằng nét chì.

+ Cách điệu chữ viết tên mình theo ý thích.

+ Lựa chọn các loại chấm, nét, hình và màu để trang trí cho các chữ viết tên mình.

– Khuyến khích HS sử dụng màu pha (thứ cấp) để có thêm nhiều lựa chọn về đậm, nhạt trrong khi trang trí chữ.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Em sẽ chọn kiểu chữ nào (nét đều, nét thanh, nét đậm,…) để viết tên.

+ Em sẽ cách điệu chữ với hình thức nào?

+ Em có ý tưởng trang trí chữ như thế nào?

+ Em sẽ chọn màu nào là màu chủ đạo để trang trí chữ?

+ Em có muốn trang trí thêm cho hình nền không? Đó là những hình ảnh nào?Vì sao?

* Lưu ý:

– Có thể trang trí chữ bằng những hình ảnh liên quan đến ý nghĩa của tên mình.

– Những họa tiết trang trí trên, tên cần có sự liên quan đến với nhau.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã biết viết, cách điệu và trang trí tên mình bằng các chấm, nét, hình, màu theo ý thích ở hoạt động 3.

– HS sinh hoạt.

– HS cảm nhận.

– HS thực hiện.

– HS tham khảo các bài vẽ trong SGK và gợi ý để sáng tạo.

+ HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV.

– HS thực hiện.

+ HS chọn kiểu chữ.

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

– HS ghi nhớ.

II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ.

HOẠT ĐỘNG 4: Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

– Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ về:

– Tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ.

– Các chấm, nét, hình trong trang trí chữ.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Hướng dẫn HS trưng sản phẩm.

– Khuyến khích HS:

+ Giới thiệu, trình bày bài vẽ với các bạn.

+ Nêu cảm nhận về các kiểu chữ, các chấm, nét, hình, màu trong bài vẽ đã thực hiện.

– Nêu câu hỏi để HS chia sẻ và thảo luận về màu sắc, độ đậm, nhạt và cách trang trí chữ trong bài vẽ.

* Câu hỏi gợi mở.

+ Em ấn tượng với bài vẽ nào? Vì sao?

+ Kiểu chữ nào được sử dụng để trang trí trong bài vẽ.

+ Bạn đã sử dụng những màu thứ cấp nào để trang trí cho chữ viết tên mình?

+ Tên màu đỏ là gì? và màu nó được pha từ những màu nào?

+ Bạn nào có cách trang trí tự do?

+ Bài nào có sử dụng thống nhất giữa các hình trang trí và nội dung chữ?

+ Em thích nhất đặc điểm nào trong bài vẽ của em hoặc của bạn?

+ Em có ý tưởng gì về cách điều chỉnh để bài vẽ của em hoặc của bạn em hoàn thiện hơn,…

– Chỉ ra cho HS những sản phẩm có nội dung, màu sắc, cách phối hợp các sắc độ đậm, nhạt đẹp và sinh động, cách vẽ sáng tạo, độc nhất.

– Gợi mở cho HS cách điều chỉnh, bổ sung để sản phẩm hoàn thiện hơn.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã trưng bày sản phẩm và chia sẻ tên. Màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ ở hoạt động 4.

– HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ.

– HS trưng sản phẩm cá nhân, nhóm.

+ HS phát huy lĩnh hội.

– HS chia sẻ và thảo luận.

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

– HS ghi nhớ, phát huy lĩnh hội.

HS lắng nghe, ghi nhớ.

III. VẬN DỤNG PHÁT TRIỂN.

HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu các kiểu chữ.

Hoạt động của giáo viên.

Hoạt động của học sinh.

* Nhiệm vụ của GV.

– Tổ chức cho HS quan sát và chỉ ra sự khác nhau về nét và màu thứ cấp của các chữ cái.

* Gợi ý cách tổ chức.

– Yêu cầu HS quan sát các chữ cái ở hai hình trong SGK (trang 9).

– Nêu câu hỏi để HS chia sẻ về nét, màu sắc của các chữ cái.

– Giới thiệu thêm một số hình bảng hiệu và tên đầu báo có sử dụng kiểu chữ trang trí.

* Câu hỏi gợi mở:

+ Các chữ số trong hình 1 và 2 có sự khác nhau như thế nào về hình dáng nét chữ?

+ Kiểu chữ có trong mỗi hình là gì?

+ Những màu thứ cấp nào có trong các bảng chữ cái đó?

* Tóm tắt HS ghi nhớ.

– Màu sẵc kết hợp với sự phong phú của hình dáng chữ thường được sử dụng để trang trí trong các sản phẩm mĩ thuật.

* GV chốt: Vậy là chúng ta đã tổ chức trưng bày sản phẩm và chia sẻ về tên, màu, độ đậm nhạt của màu và cách pha màu thứ cấp trong bài vẽ các chấm, nét, hình trong trang trí chữ ở hoạt động cuối.

* Củng cố, dặn dò.

– Chuẩn bị tiết sau.

– HS quan sát.

– HS quan sát.

– HS chia sẻ, trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

+ HS trả lời:

– HS lắng nghe, ghi nhớ.

HS ghi nhớ.

– HS ghi nhớ.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ.

Hình thức đánh giá.

Phương pháp đánh giá.

Công cụ đánh giá.

Ghi chú.

Sự tích cực, chủ động của HS trong quá trình tham gia các hoạt động học tập.

Vấn đáp, kiểm tra miệng.

Phiếu quan sát trong giờ học.

Sự hứng thú, tự tin khi tham gia bài học.

Kiểm tra viết.

Thang đo, bảng kiểm.

Thông qua nhiệm vụ học tập, rèn luyện nhóm, hoạt động tập thể,…

Kiểm tra thực hành.

Hồ sơ học tập, phiếu học tập, các loại câu hỏi vấn đáp.

III. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm….)

Bổ sung: ……………………………………………………………………………

>> Tiếp tục cập nhật các tuần tiếp theo

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!