Lớp 6

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người – Kết nối tri thức 6

Chuyện cổ tích về loài người là tác phẩm được giới thiệu trong chương trình học kì I của bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống lớp 6.

Bạn đang xem: Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người – Kết nối tri thức 6

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Chuyện cổ tích về loài người. Mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết được giới thiệu sau đây.

Tri thức Ngữ văn

I. Một số đặc điểm của thơ

  • Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài…
  • Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ…).
  • Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự (kể lại một sự việc, câu chuyện) và miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng) nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

II. Ẩn dụ

  • Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng khả năng gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • Các loại ẩn dụ: hình thức, cách thức, phẩm chất, chuyển đổi cảm giác…

Soạn bài Chuyện cổ tích về loài người

I. Trước khi đọc

1. Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kì lạ?

– Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên

– Sự ra đời của loài người có điều kỳ lạ:

  • Sự kết duyên của Lạc Long Quân (thuộc nòi Rồng, là con trai của thần Long Nữ) và Âu Cơ ( thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần).
  • Âu Cơ mang thai và đẻ ra một bọc trăm trứng. Bọc trăm trứng nở ra một trăm người con đẹp đẽ, hồng hào lạ thường.

2. Đọc một bài thơ hoặc một đoạn thơ viết về tình cảm gia đình mà em biết.

Ví dụ: Con yêu mẹ (Xuân Quỳnh), Buổi sáng nhà em (Trần Đăng Khoa)…

II. Đọc văn bản

1. Sự ra đời của loài người

– Sinh ra trước nhất: toàn là trẻ con

– Khung cảnh thuở sơ khai:

  • Không dáng cây ngọn cỏ.
  • Chưa có mặt trời, toàn là bóng đêm.
  • Không có màu sắc khác.

2. Sự ra đời của thiên nhiên

– Mặt trời: giúp trẻ con nhìn rõ.

– Cây, cỏ, hoa: giúp trẻ con nhận rõ màu sắc, kích thước.

– Tiếng chim, làn gió: giúp trẻ con cảm nhận được âm thanh.

– Sông: giúp trẻ con có nước để tắm

– Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.

– Đám mây: đem đến bóng mát.

– Con đường: giúp trẻ con tập đi.

=> Thiên nhiên không chỉ là nơi sinh sống, mà những sự vật trong thiên nhiên sẽ phục vụ cho cuộc sống của con người.

3. Sự ra đời của gia đình

– Mẹ: mang đến tình yêu thương và lời ru, sự chăm sóc.

– Bà: mang đến những câu chuyện cổ tích, dạy dỗ những giá trị văn hóa tốt đẹp.

– Bố: dạy dỗ những kiến thức, giúp trẻ em hiểu biết.

=> Gia đình là nơi luôn che chở và yêu thương cho con người.

4. Sự ra đời của xã hội

– Chữ viết, bàn ghế, cục phấn, cái bảng, trường học… đều là những đồ dùng học tập của con người.

– Thầy giáo, cô giáo là người dạy dỗ, cung cấp kiến thức.

=> Giáo dục có vai trò quan trọng đối với con người.

* Trả lời câu hỏi trong SGK:

– Số lượng tiếng trong mỗi dòng thơ: 5 tiếng

– Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra: trần trụi (không có cây cỏ, mặt trời, màu sắc)

– Sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra:

  • Mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ.
  • Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc.
  • “Cây cao bằng găng tay/Lá cỏ bằng sợi tóc” giúp trẻ con cảm nhận về kích thước.
  • Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh.
  • Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
  • Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
  • Đám mây: đem đến bóng mát.
  • Con đường: giúp trẻ con tập đi.

– Các nhân vật được kể trong bài thơ gồm mẹ, bà, bố. Các sự việc diễn ra như sự ra đời của loài người, sự ra đời của thiên nhiên, gia đình và xã hội.

– Sự chăm sóc yêu thương của mẹ dành cho con: bế bồng chăm sóc, ru con ngủ.

– Sự yêu thương, chăm sóc của bố dành cho con: dạy cho con biết suy nghĩ, trở nên ngoan ngoãn…

– Khung cảnh mái trường thân yêu quen thuộc với bàn ghế, lớp học, bảng đen phấn trắng…

III. Sau khi đọc

1. Tác giả

– Xuân Quỳnh sinh năm 1942 và mất năm 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

– Quê ở làng An Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

– Bà là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của Việt Nam, được mệnh danh là nữ hoàng thơ tình yêu của Việt Nam.

– Thơ của Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.

– Xuân Quỳnh được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2011.

– Một số tác phẩm tiêu biểu:

  • Các tập thơ: Chồi biếc (1963), Hoa dọc chiến hào (1968), Lời ru trên mặt đất (1978), Chờ trăng (1981), Tự hát (1984). Trong đó có một số bài thơ đặc biệt nổi tiếng: Thuyền và biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu…
  • Một số tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982)…

2. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ.

  • Chuyện cổ tích loài người được sáng tác theo thể thơ năm chữ (mỗi dòng có 5 tiếng); được chia làm nhiều khổ thơ.
  • Bài thơ sử dụng nhiều các biện pháp: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ…
  • Ngôn ngữ cô đọng, giàu hình ảnh.
  • Nội dung: câu chuyện về nguồn gốc của loài người, bộc lộ sự yêu thương với trẻ em.

Câu 2. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao sau khi trẻ con ra đời?

Sau khi trẻ con ra đời, trái đất bắt đầu có sự xuất hiện của các sự vật:

  • Mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ.
  • Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc.
  • “Cây cao bằng găng tay/Lá cỏ bằng sợi tóc” giúp trẻ con cảm nhận về kích thước.
  • Tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh.
  • Sông: giúp trẻ con có nước để tắm
  • Biển: giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá.
  • Đám mây: đem đến bóng mát.
  • Con đường: giúp trẻ con tập đi.

Câu 3. Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có người mẹ mới đem đến được cho trẻ?

  • Món quà chỉ có mẹ mang lại: tình yêu và lời ru.
  • Mẹ sinh ra để bế bồng trẻ con, chăm sóc từng cái ăn giấc ngủ, mang đến tiếng hát ngọt ngào ru con vào giấc ngủ êm đềm.

Câu 4. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều mà bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.

– Bà đã kể những câu chuyện cổ: chuyện con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác…

– Những điều mà bà muốn gửi gắm trong câu chuyện: giúp trẻ em hiểu hơn về cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.

Câu 5. Theo cách nhìn của nhà thơ, điều bố dành cho trẻ có gì khác so với điều bà và mẹ dành cho trẻ.

Khi xã hội văn minh hơn, còn trẻ em bắt đầu trưởng thành hơn, bố chính là người dạy cho trẻ những hiểu biết về cuộc sống. Không giống như bà đêm đến những câu chuyện cổ tích hay mẹ chăm sóc cuộc sống hàng ngày, bố là người uốn nắn trẻ về nhân cách, biết suy nghĩ và ngoan ngoãn hơn, đem đến những hiểu biết về cuộc sống.

Câu 6. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào.

Trường lớp là nơi trẻ em tới để học tập, vui chơi. Thầy giáo là người dạy dỗ trẻ ở trường lớp. Sự ra đời của trường lớp cho thấy xã hội đang ngày càng trở nên văn minh hơn. Và cho thấy vai trò to lớn của giáo dục đối với trẻ em.

Câu 7. Nhan đề Chuyện cổ tích và loài người gợi lên cho em những suy nghĩ gì?

Nhan đề “Chuyện cổ tích về loài người”: gợi nhắc về những câu chuyện cổ tích mà bà thường kể về một thời đại xa xưa ngày trước. Điều đó giúp cho câu chuyện mang màu sắc kì ảo, hấp dẫn người đọc hơn.

Câu 8. Câu chuyện về Nguồn gốc của loài người qua thơ của tác giả Xuân Quỳnh có gì khác so với những câu chuyện về nguồn gốc của loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào.

– Câu chuyện về nguồn gốc của loài người của Xuân Quỳnh được kể lại xoay quanh đối tượng trẻ em (Trời sinh ra trước nhất/Chỉ toàn là trẻ con). Sau đó mới có sự xuất hiện của các sự vật khác.

– Sự khác biệt đó thể hiện tình yêu thương của Xuân Quỳnh dành cho trẻ em. Đồng thời gửi gắm thông điệp rằng hãy chăm sóc và nâng niu trẻ em.

3. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.

Gợi ý:

“Chuyện cổ tích về loài người” của Xuân Quỳnh là một bài thơ giàu ý nghĩa, đặc biệt là khổ thơ nói về sự thay đổi của trái đất khi trẻ con được sinh ra. Trước đó, trái đất thật là trần trụi: không một dáng cây ngọn cỏ, cũng như không có ánh sáng hay màu sắc. Thì sau khi trẻ con ra đời, trái đất đã hoàn toàn thay đổi. Đầu tiên là sự xuất hiện của mặt trời xuất hiện giúp trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Và tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Sông xuất hiện giúp trẻ con tắm rửa sạch sẽ. Biển lại giúp trẻ con suy nghĩ, cung cấp cá tôm và phương tiện là tàu thuyền để khám phá khắp nơi. Khi trời nắng, những đám mây đem bóng mát cho trẻ em. Và khi trẻ em bắt đầu tập đi thì con đường xuất hiện. Mọi sự việc xuất hiện đều xoay quanh trẻ em. Điều đó đã giúp người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của trẻ em trong cuộc sống.

Xem thêm Đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ trong Chuyện cổ tích về loài người

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!