Lớp 6

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo (8 môn)

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo gồm 18 đề thi, có đáp án, bảng ma trận kèm theo của 8 môn: Ngữ văn, Tiếng Anh, Toán, Khoa học tự nhiên 6, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp, Công nghệ, Giáo dục công dân, Tin học lớp 6.

Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để ra đề thi giữa học kì 1 theo chương trình mới. Đồng thời, cũng giúp các em luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Bạn đang xem: Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo (8 môn)

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD&ĐT………..
TRƯỜNG TH&THCS ……….

MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021 – 2022

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: NGỮ VĂN 6 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 90 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận biết

Tổng

% tổng điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Số CH

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL

Thời gian

(phút)

1

Đọc hiểu văn bản

1.1 Đọc hiểu văn bản

– Lắng nghe lịch sử nước mình

– Miền cổ tích

3

6

3

6

15

2

Thực hành Tiếng Việt

1.2 Tiếng Việt

– Từ láy, trạng ngữ

– Đặt câu có thành ngữ

2

4

1

5

2

1

9

20

3

Tập làm văn

1.3 Tập làm văn

– Yêu cầu về viết bài văn kể

-Viết văn: kiểu văn bản kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích

1

2

1

73

1

1

75

65

Tổng

5

12

1

5

1

73

6

2

90

100

Tỉ lệ %

30

10

60

30

70

100

100

Tỉ lệ chung %

30

70

30

70

100

100

Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 6

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: NGỮ VĂN 6 – THỜI GIAN: 90 PHÚT

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dung cao

1

Đọc hiểu văn bản

Văn bản truyện cổ tích

Tri thức về truyện truyền thuyết

– Nhận biết các văn bản đã học thuộc kiểu cổ tích hoặc truyền thuyết

– Nhận biết khái niệm truyện truyền thuyết

2

Thể loại truyện truyền thuyết

– Nhận biết được kiểu nhân vật trong truyện truyền thuyết

1

2

Thực hành Tiếng Việt

Từ láy

Trạng ngữ

Nhận biết được từ láy

Nhận biết được trang ngữ chỉ nơi chốn trong câu

2

Đặt câu có thành ngữ

Vận dụng đặt câu có thành ngữ “chết như rạ”

1

3

Phần lí thuyết tập làm văn

Đặc điểm kiểu văn kể

Nhận diện được yếu tố không nên sử dụng khi làm văn kể

1

Thực hành viết

Viết văn kể

Vận dụng kỹ năng viết văn kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học

1

Tổng

6

1

1

Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GD&ĐT…….
TRƯỜNG TH&THCS …………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: Ngữ văn 6
(thời gian: 90 phút – không kể thời gian giao đề)

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra

Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?

A. Em bé thông minh
B. Bánh chưng, bánh giầy
C. Sự tích Hồ Gươm
D. Con Giồng cháu tiên

Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười?

A. Hả hê
B. Héo mòn
C. Khanh khách
D. Vui cười

Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu.
B. Thu về, khi lá bàng vẫn còn xanh, gốc bàng là nơi tụ họp của chúng.
C. Giữa sân trường, chúng em chơi nô đùa.
D. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

Câu 4. Truyền truyền thuyết là ?

A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.
B. Là truyện có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này mang đặc điểm vốn có của loài vật hoặc đồ vật.
C. Là truyện dân gian kể về sự tích các loài vật, đồ vật..
D. Vì nó kể lại một câu chuyện với những tình tiết li kì hấp dẫn.

Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết?

A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ.
B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
C. Là nhân vật bất hạnh.
D. Là những người thông minh.

Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích?

A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện.
B. Thay đổi từ ngữ, cách đặt câu.
C. Thêm các yếu tố miên tả.
D. Thêm một vài chi tiết.

II. Tự luận (7 điểm)

Câu 1: (1 điểm): Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”.

Câu 2: ( 6 điểm) Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em.

Đáp án đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2021 – 2022

I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6
Đáp án A C C A B A

II. Phần tự luận : (7 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Câu 1

– Đặt được câu hoàn chỉnh có thành ngữ

“chết như rạ”.

– Câu văn miêu tả đúng nội dung.

0,5

0,5

Câu 2

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề

0,5

c. Triển khai vấn đề:

a. Mở bài

Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đó.

b. Thân bài

Kể diễn biến câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích theo một trình tự của chuỗi sự việc:

– Sự việc khởi đầu

– Sự việc phát triển

– Sự việc cao trào

– Sự việc kết thúc

c. Kết bài

Suy nghĩ về câu chuyện đã kể

0,5

0,5

1,0

1,0

0,5

0,5

d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.

0,5

e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa TV.

0,5

Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2021 – 2022

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1. Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10

A. A = {6, 7, 8, 9}

B. A = {5, 6, 7, 8, 9}

C. A = { 6, 7, 8, 9, 10}

D. A = {6, 7, 8}

Câu 2. Viết tập hợp sau A = {x ∈ N | 9 < x < 13} bằng cách liệt kê các phần tử:

A. A = {10, 11, 12}

B. A = {9, 10, 11}

C. A = { 9, 10, 11, 12, 13}

D. A = {9, 10, 11, 12}

Câu 3: Trong các số sau: 59; 101; 355; 1341; 119; 29 những số nào là số nguyên tố?

A. 59; 101; 29

B. 101; 355; 119; 29

C. 59; 355; 1341; 29

D. 59; 101; 355

Câu 4: Số tự nhiên m chia cho 45 dư 20 có dạng là:

A. 45 + 20k

B. 45k + 20

C. 45 – 20k

D. 45k – 20

Câu 5: Phân tích 126 ra thừa số nguyên tố ta được kết quả:

A. 126 = {2^2}{.3^3}

B. 126 = {2.3^2}.7

C. 126 = {2.3^2}.5

D. 126 = 3.7.5

Câu 6: Tìm khẳng định đúng trong các khẳng định sau:

A. Một số chia hết cho 9 thì luôn chia hết cho 3

B. Nếu hai số chia hết cho 3 thì tổng của hai số đó chia hết cho 9

C. Mọi số chẵn thì luôn chia hết cho 5

D. Số chia hết cho 2 là số có chữ số tận cùng bằng 0; 2; 3; 4; 6; 8

Câu 7: Hình bình hành không có tính chất nào sau đây?

A. Hai cạnh đối song song với nhau

B. Hai cạnh đối bằng nhau

C. Bốn cạnh bằng nhau

D. Hai đường chéo chính bằng nhau

Câu 8: Diện tích hình thoi có độ dài hai đường chéo lần lượt bằng 10cm và 12cm là:

A. 60cm2

B. 60m

C. 60m2

D. 60cm

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Thực hiện các phép tính sau:

a) 12 : { 400 : [500 – (125 + 25 . 7)]}

b) 5 . 22 – 18 : 3

c) 18 : 3 + 182 + 3.(51 : 17)

d) 25 . 8 – 12.5 + 170 : 17 – 8

Câu 2: Tìm x biết:

a) 12 + (5 + x) = 20

b) 175 + (30 – x) = 200

c) 10 + 2x = 45 : 43

d) 10x + 22.5 = 102

Câu 3: Lớp 6A có 54 học sinh, lớp 6B có 42 học sinh và lớp 6C có 48 học sinh. Trong ngày khai giảng, ba lớp xếp thành các hàng dọc như nhau để diễu hành mà không có lớp nào có người lẻ hàng.

a. Tính số hàng dọc nhiều nhất có thể xếp được

b. Khi đó mỗi hàng có bao nhiêu học sinh?

Câu 4: Viết B = 4 + {2^2} + {2^3} + {2^4} + ... + {2^{20}} dưới dạng lũy thừa với cơ số 2

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 6 năm 2021 – 2022

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8
Đáp án A A A B B A C A

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1

a) 12 : { 400 : [500 – (125 + 25 . 7)]}

12 : { 400 : [500 – (125 + 25 . 7)]} = 12 : { 400 : [500 – (125 + 175)]}

= 12 : { 400 : [500 – 300]} = 12 : { 400 : 200} = 12 : 2 = 6

b) 5 . 22 – 18 : 3 = 27 . 75 + 25 . 27 – 150 = 27. (75 + 25) – 150 = 27.100 – 150 = 270 – 150 = 120

c) 18 : 3 + 182 + 3.(51 : 17) = 197

d) 25 . 8 – 12.5 + 170 : 17 – 8 = 285

Câu 2.

a) 12 + (5 + x) = 20

5 + x = 20 – 12

5 + x = 8

x = 8 – 5 = 3

b) 175 + (30 – x) = 200

30 – x = 200 – 175

30 – x = 25

x = 30 – 25 = 5

c) 10 + 2x = 45 : 43

Đáp án: x = 11

d) 10x + 22.5 = 102

Đáp án x = 61

Đề thi giữa học kì 1 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

Câu 1. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Chơi bóng rổ

B. Cấy lúa

C. Đánh đàn

D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm;

Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người không phải hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Tìm hiểu về biến chủng covid

B. Sản xuất phân bón hóa học

C. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu

D. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi

Câu 3. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên?

A. Chăm sóc sức khoẻ con người.

B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên.

C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất.

D. Hoạt động nghiên cứu khoa học.

Câu 4: Vật nào sau đây gọi là vật không sống?

A. Con ong

B. Vi khuẩn

C. Than củi

D. Cây cam

Câu 5: Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của KHTN

A. Hóa học

B. Sinh học

C. Thiên văn học

D. Khoa học trái đất

Câu 6. Ví dụ nào sau đây liên quan đến ngành Hóa học?

A. Ấp trứng gà bằng máy chuyên dụng.

B. Quan sát hướng chuyển động của viên đạn.

C. Theo dõi quá trình lớn lên của cây cà chua.

D. Khi cho baking soda vào giấm ăn, ta thấy hiện tượng sủi bọt khí.

Câu 7. Để phân biệt vật sống với vật không sống cần những đặc điểm nào sau đây?

I. Khả năng chuyển động.

II. Cần chất dinh dưỡng.

III. Khả năng lớn lên.

IV. Khả năng sinh sản.

A. II, III, IV.

B. I, II, IV.

C. I, II, III.

D. I, III, IV.

Câu 8. Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào?

A. Kính có độ.

B. Kính lúp.

C. Kính hiển vi.

D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được.

Câu 9. Khi không may bị hoá chất ăn da bám lên tay thì bước đẩu tiên và cẩn thiết nhất là phải làm gì?

A. Đưa ra trung tâm ỵ tế cấp cứu.

B. Hô hấp nhân tạo.

C. Lấy lá cây thuốc bỏng ép vào.

D. Cởi bỏ phẩn quẩn áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

Câu 10. Các biển báo trong Hình 2.1 có ý nghĩa gì?

Câu 10

A. Cấm thực hiện.

B. Bắt buộc thực hiện.

C. Cảnh bảo nguy hiểm.

D. Không bắt buộc thực hiện.

Câu 11: Độ chia nhỏ nhất của thước là:

A. Giá trị cuối cùng trên thước.

B. Giá trị nhỏ nhất trên thước.

C. Chiều dài giữa 2 vạch liên tiếp trên thước.

D. Cả 3 đáp án đều sai.

Câu 12: Trên một cái thước học sinh có số lớn nhất là 30cm. Từ vạch số 0 đến vạch số 1 được chia làm 5 khoảng bằng nhau. Vậy GHĐ và ĐCNN của thước là:

A. GHĐ 30cm; ĐCNN 0 cm.

B. GHĐ 30cm; ĐCNN 2 mm.

C. GHĐ 30cm; ĐCNN 1 mm.

D. GHĐ 30 cm; ĐCNN 5 mm.

Câu 13: Dụng cụ nào trong các dụng cụ sau không được sử dụng để đo chiều dài?

A. Thước dây

B. Thước mét

C. Thước kẹp

D. Compa

Câu 14: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo:

A. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và có ĐCNN thích hợp.

B. Có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không cần để ý đến ĐCNN của thước.

C. Thước đo nào cũng được.

D. Có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo vì có thể đo nhiều lần.

Câu 15. Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 104 cm2 . Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN nào?

A. 1cm

B. Nhỏ hơn 1 cm

C. Lớn hơn 1 cm

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 16. Chiều dài của chiếc bút chì ở hình vẽ bằng:

Câu 16

A. 6,6 cm

B. 6,5 cm

C. 6,8 cm

D. 6,4 cm

Câu 17 .Chọn câu trả lời đúng

Tuấn dùng một thước đo kích thước của một số vật khác nhau và ghi được các kết quả đúng như sau: 15,3 cm; 24,4 cm; 18,7 cm và 9,1 cm .ĐCNN của thước đó là:

A. 1 mm

B. 2 mm

C. 3 mm

D. 4 mm

Câu 18: Chọn câu đúng: 1 kilogam là:

A. Khối lượng của một lít nước.

B. Khối lượng của một lượng vàng.

C. Khối lượng của một vật bất kì.

D. Khối lượng của một quả cân mẫu đặt tại viện đo lường quốc tế ở Pháp.

Câu 19: Một xe chở mì khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ mì khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 680 kg. Hỏi khối lượng của mì là bao nhiêu kilogam?

A. 4980.

B. 3620.

C. 4300.

D. 5800.

Câu 20: Xác định GHĐ và ĐCNN của cân hình dưới đây?

Câu 20

A. GHĐ 30kg và ĐCNN 0,1 kg.

B. GHĐ 30kg và ĐCNN 1 kg.

C. GHĐ 15kg và ĐCNN 0,1 kg.

D. GHĐ 15kg và ĐCNN 1 kg.

Câu 21: Dùng dụng cụ nào để đo khối lượng?

A. Thước.

B. Đồng hồ.

C. Cân.

D. lực kế.

Câu 22. Để đo thời gian người ta dùng:

A. Thước

B. Đồng hồ

C. Cân

D. Tivi

Câu 23. Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm:

(1) Đặt mắt nhìn đúng cách

(2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp

(3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách

(4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định

(5) Thực hiện phép đo thời gian

Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:

A. (1), (2), (3), (4), (5)

B. (3), (2), (5), (4), (1)

C. (2), (3), (1), (5), (4)

D. (2), (1), (3), (5), (4)

Câu 24. Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400m, loại đồng hồ thích hợp nhất là:

A. Đồng hồ treo tường

B. Đồng hồ cát

C. Đồng hồ đeo tay

C. Đồng hồ bấm giây

Câu 25. Khi đo thời gian đi bộ của bà em trên một quãng đường dài 50m, em sẽ đo khoảng thời gian:

A. Từ lúc bà xuất phát tới khi bà về đến đích

B. Từ lúc bà đi được 1 bước tới khi bà về tới đích

C. Bà đi được bộ được 25m rồi nhân đôi

D. Bà đi bộ 100m rồi chia đôi

Câu 26. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là

A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên.

B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra.

C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu.

D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo.

Câu 27. Vật thể tự nhiên là

A. Ao, hồ, sông, suối.

B. Biển, mương, kênh, bể nước.

C. Đập nước, máng, đại dương, rạch.

D. Hồ, thác, giếng, bể bơi.

Câu 28. Vật thể nhân tạo là

A. Cây lúa.

B. Cái cầu.

C. Mặt trời.

D. Con sóc.

Câu 29. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào?

A. Từ rắn sang lỏng

B. Từ lỏng sang hơi

C. Từ hơi sang lỏng

D. Từ lỏng sang rắn

Câu 30. Trường hợp nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Cho 1 viên vitamin C sủi vào cốc nước

B. Cho 1 thìa đường vào cốc nước và khuấy đều

C. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần

D. Mở nút chai rượu vang thì thấy hiện tượng sủi bọt

Câu 31. Chọn phát biểu đúng:

A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí.

B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí.

C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí.

D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí.

Câu 32. Sự cháy và sự oxi hóa chậm có đặc điểm chung là:

A. Tỏa nhiệt và phát sáng.

B. Tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.

C. Xảy ra sự oxi hóa và có tỏa nhiệt.

D. Xảy ra sự oxi hóa nhưng không phát sáng.

Câu 33. Chọn phát biểu sai:

A. Oxygen cần thiết cho sự quang hợp của cây xanh.

B. Oxygen oxi hóa được hết các kim loại

C. Oxygen cần thiết cho quá trình hô hấp cảu động vật.

D. Oxygen là một chất hoạt động hóa học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao.

Câu 34. Bạn An tiến hành 1 thí nghiệm bắt 2 con châu chấu có kích cỡ bằng nhau cho vào 2 bình đựng thủy tinh. Đậy kín bình 1 bằng nút cao su, còn bình 2 bọc lại bằng miếng vải màn. Các em hãy dự đoán kết quả xảy ra của 2 con châu chấu ở 2 bình?

A. Con châu chấu bình 1 chết, bình 2 sống.

B. Cả hai con châu chấu đều chết.

C. Cả hai con châu chấu đều sống.

D. Con châu chấu bình 1 sống, bình 2 chết.

Câu 35. Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất ?

A. Phun nước

B. Dùng cát đổ trùm lên.

C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào

D. Dùng chiếc chăn khô đắp lên.

Câu 36. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

A. Oxỵgen. .

B. Hydrogen.

C. Nitrogen.

D. Carbon dioxide.

Câu 37. Trong quá trình quang hợp cây xanh đã thải ra khí gì:

A. Khí N2.

B. Khí O2.

C. Khí CO2.

D. Khí H2.

Câu 38 Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí?

A. Cháy rừng

B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông

C. Hoạt động của núi lửa

D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh

Câu 39. Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ:

A. Cốc bị thủng.

B. Trong không khí có khí oxi.

C. Trong không khí có hơi nước.

D. Trong không khí có khí nitơ.

Câu 40. Nguồn năng lượng nào sau đây gâỵ ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?

A. Điện gió.

B. Điện mặt trời.

C. Nhiệt điện.

D. Thuỷ điện.

Câu 41. Biện pháp duy trì nguồn cung cấp oxygen trong không khí?

A. Trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh.

B. Thải các chất khí thải ra môi trường không qua xử lí.

C. Đốt rừng làm rẫy.

D. Phá rừng để làm đồn điền, trang trại.

Câu 42. Hoạt động của ngành kinh tế nào ít gây ô nhiễm môi trường không khí nhất?

A. Sản xuất phẩn mềm tin học.

B. Sản xuất nhiệt điện.

C. Du lịch.

D. Giao thông vận tải.

Câu 43: Nhiên liệu lỏng gồm các chất?

A. Nến, cồn, xăng

B. Dầu, than đá, củi

C. Biogas, cồn, củi

D. Cồn, xăng, dầu

Câu 44: An ninh năng lượng là?

A. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch và giá rẻ

B. Sự đảm bảo đầy đủ nặng lượng dưới một dạng duy nhất

C. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, ưu tiên nguồn năng lượng sạch, giá cao

D. Sự đảm bảo đầy đủ năng lượng dưới một dạng duy nhất, giá thành cao

Câu 45 .Xăng sinh học E5 chứa bao nhiêu % cồn, bao nhiêu% xăng truyền thống?

A.10 % và 90 %

B. 5% và 95 %

C. 15% và 85%

D. 3 % và 97 %

Câu 46: Vì sao không nên đun bếp than trong phòng kín?

A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng

B. Vì than cháy tỏa ra nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín

C. Vì than không cháy được trong phòng kín

D. Vì giá thành than rất cao

Câu 47. Cây trồng nào sau đây không được xem là cây lương thực?

A. Lúa mạch.

B. Ngô.

C. Mía.

D. Lúa.

Câu 48. Trong các thực phẩm dưới đây, loại nào chứa nhiều protein (chất đạm) nhất?

A. Gạo.

B. Rau xanh.

C. Thịt.

D. Gạo và rau xanh.

Câu 49. Những thực phẩm được dùng để chế biến nước mắm là:

A. Cá biển, muối

B. Đậu nành

C. Thực vật

D. Thịt.

Câu 50. Thực phẩm để lâu ngoài không khí sẽ bị gì?

A. Không biến đổi màu sắc.

B. Mùi vị không thay đổi.

C. Giá trị dinh dưỡng vẫn đảm bảo.

D. Biến đổi màu sắc, mùi vị, giá trị dinh dưỡng.

Đáp án đề thi giữa kì 1 Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D B C C D D A C D A C B D A B A A D B A
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
C B C C A B A B B A A C B A B C B D C C
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
A A D A B B C C A D

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2021 – 2022

I. Choose the correct answer A, B, C or D.

1. Lan always _______ breakfast at 7 a.m.

A. does

B. have

C. has

D. goes

2. I usually ________ in the library after school.

A. go

B. study

C. have

D. do

3. Nam never ________ video games on weekdays.

A. play

B. goes

C. does

D. plays

4. The cinema _____ between the supermarket and the bookshop.

A. are

B. is

C. am

D. be

5. Lisa is into dancing _____ she isn’t into drawing.

A. but

B. and

C. or

D. then

II. Complete the sentence by the words in the box.

Who ; Where ; city ; is ; hometown ;

1. ______ is your friend’s from?

2. Sushi ______ my favorite food.

3. Her ___________ is old and peaceful.

4. New York ______ is new and modern.

5. _______ is your English teacher?

III. Reorder the words to make meaningful sentences.

1. That/ is/ classmate/ my/ girl/ new/ ./

______________________________________

2. We/ flowers/ got/ a book/ have/ about/ ./

______________________________________

3. very/ My/ small/ laptop/ new/ is/ ./

______________________________________

4. This/ present/ you/ is/ birthday/ for/ ./

______________________________________

5. David’s/ drawer/ is/ the/ in/ pencil case/ ./

______________________________________

IV. Read the passage and decide which sentence is True or False.

Sue and Noel Radford have got 12 sons and daughters and they’ve also got four grandchildren. It’s a big family, and they’re very organised.

Noel gets up at 4.45 a.m., has breakfast and goes to work. The children get up at 6.45 a.m.

Sue works at home. Her older daughter sometimes helps with the housework. The younger children don’t help. They watch TV with their brothers and sisters. Sue doesn’t watch TV a lot. The Radfords don’t usually go to restaurants because it’s expensive.

The young children normally go to bed at 7 p.m., the older ones at 8 pm. or 9 p.m. And their parents go to bed just before 10 p.m.

1. Sue and Noel Radford have 7 grandchildren.

2. Noel never has breakfast.

3. The Radfords don’t usually go out for eat.

4. Sue doesn’t work in the office.

5. The older child goes to bed at 10 p.m.

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2021 – 2022

I. Choose the correct answer A, B, C or D.

1 – C; 2 – B; 3 – D; 4 – B; 5 – A;

II. Complete the sentence by the words in the box.

Who ; Where ; city ; is ; hometown ;

1. ___Where___ is your friend’s from?

2. Sushi ___is___ my favorite food.

3. Her _____hometown______ is old and peaceful.

4. New York __city____ is new and modern.

5. ___Who____ is your English teacher?

III. Reorder the words to make meaningful sentences.

1 – That girl is my new classmate.

2 – We have got a book about flowers.

3 – My new laptop is very small.

4 – This birthday present is for you.

5 – David’s pencil case is in the drawer.

IV. Read the passage and decide which sentence is True or False.

1 – False;

2 – False;

3 – True;

4 – True;

5 – False;

Đề thi giữa học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6

Mức độ Nội dung/Chủ đề Yêu cầu về nhận thức Tổng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL

Khám phá lứa tuổi và môi trường học tập mới

Số câu

Điểm

%

Số câu: 2

10%

Số câu: 3

1,5đ

15%

Số câu: 1

0,5đ

5%

Số câu: 1

40%

7 câu

7.0đ

70%

Chăm sóc cuộc sống cá nhân

Số câu

Điểm

%

Số câu: 2

10%

Số câu: 2

10%

Số câu: 2

10%

6 câu

3,0đ

30%

Tổng

số câu

Điểm

%

4 câu

2,0đ

20%

5 câu

2.5đ

25%

3 câu

1.5đ

15%

1câu

4,0đ

40%

13 câu

10,0đ

100,0%

Đề thi giữa kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 năm 2021 – 2022

Phần I: Trắc nghiệm (6,0 điểm).

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Điểm khác biệt cơ bản giữa trường THCS và trường Tiểu học là gì?

A. Trường THCS rộng và đẹp hơn.
B. Trường có nhiều phòng học hơn.
C. Trường có nhiều cô giáo hơn.
D. Trường có nhiều môn học mới, nhiều thầy cô phụ trách các môn học, kiến thức khó hơn.

Câu 2. Biện pháp nào phù hợp nhất để điều chỉnh thái độ cảm xúc của bản thân với những người xung quanh trong những biện pháp sau?

A. Thường xuyên xem điện thoại.
B. Rủ bạn xem điện thoại cùng.
C. Suy nghĩ tích cực về người khác, không phản ứng khi bản thân đang bực tức.
D. Cả 3 phương án trên.

Câu 3. Bạn Hà khi lên lớp 6 còn rất rụt rè và nhút nhát. Vậy nếu em là bạn của Hà em sẽ giúp bạn như thế nào để bạn tự tin hơn?

A. Chê bai bạn, kể xấu bạn.
B. Tâm sự, gần gũi và rủ bạn tham gia vào các hoạt động chung cùng với mình.
C. Lôi kéo bạn khác cùng trêu bạn.
D. Mặc kệ bạn, ai có thân người ấy lo.

Câu 4. Trong giờ học, chúng ta cần làm gì để tập trung học tập?

A. Bàn bạc trao đổi liên tục với bạn ngồi cùng.
B. Nghe nhạc bằng tai nghe.
C. Cô giáo nói cái gì thì ghi ngay cái đó vào vở.
D. Chú ý quan sát, lắng nghe, không làm việc riêng, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ học tập.

Câu 5. Để luôn tự tin trong học tập thì chúng ta cần:

A. Trên lớp tích cực quan sát, lắng nghe, học hỏi về nhà chịu khó học bài.
B. Chép hết vào vở về nhà học thuộc.
C. Đến lớp mượn vở bài tập của các bạn chép đầy đủ.
D. Xin cô cho ngồi cạnh bạn học giỏi để tiện nhìn bài bạn.

Câu 6. Hôm nay cô giáo cho về nhà làm một đề văn, nhưng các bạn lại rủ đi đá bóng (môn thể thao em rất thích) vậy em sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào?

A. Cứ đi đá bóng rồi tính tiếp.
B. Hôm sau nói với cô giáo là để quên bài ở nhà.
C. Căn cứ vào lượng bài tập của các môn học và lên thời gian biểu phù hợp nhất.
D. Xin cô cho lùi thời gian nộp bài kiểm tra.

Câu 7. Mỗi ngày chúng ta cần ngủ bao nhiêu thời gian để có sức khoẻ tốt?

A. Ngủ trung bình từ 7 đến 8 tiếng, nghỉ trưa khoảng 30 phút
B. Ngủ trung bình từ 8-10 tiếng, không cần ngủ trưa.
C. Ngủ trung bình từ 3-4 tiếng, ngủ trưa 2 tiếng.
D. Ngủ càng nhiều càng tốt cho sức khoẻ.

Câu 8. Khi đi học về, em thấy em trai lục tung sách vở của mình, em sẽ:

A. Tức giận, quát mắng em.
B. Nhẹ nhàng khuyên bảo em và sẽ cất đồ đạc cẩn thận hơn nữa.
C. Khóc toáng lên, nhờ bố mẹ giải quyết.
D. Lao vào lục tung đồ của em lên để trả thù em.

Câu 9. Đi học về trời nắng rất mệt, bố mẹ thì đi làm chưa về. Gặp tình huống này em sẽ làm gì?

A. Bật quạt nằm xem TV cho bớt mệt.
B. Cáu giận khi thấy bố mẹ về muộn.
C. Sang nhà ông bà ăn cơm trước rồi đi ngủ.
D. Cố gắng nấu cơm cho ba mẹ, rồi nghỉ một lát, đợi bố mẹ về ăn cơm cùng.

Câu 10. Em nghe thấy có bạn trong lớp nói bạn A hay nói xấu về em. Khi nghe thấy các bạn trong lớp nói như vậy em sẽ giải quyết như thế nào?

A. Gặp bạn A, tâm sự với bạn để hai người hiểu nhau hơn.
B. Xa lánh và không chơi với A nữa
C. Tìm ra điểm xấu của A để nói xấu lại bạn.
D. Nhờ một anh lớp trên bắt nạt A cho bõ tức.

Câu 11. Khi em gặp chuyện buồn em cần:

A. Dấu kín trong lòng không cho ai biết.
B. Mạnh dạn chia sẻ nỗi buồn với bạn bè và những người thân yêu.
C. Chịu đựng một mình.
D. Rủ bạn đi đánh điện tử.

Câu 12. Gần đến kì thi, một số bạn tỏ ra rất lo lắng và căng thẳng. Vậy em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn ấy?

A. Cho các bạn mượn sách để học.
B. Khuyên bạn nên đọc truyện cười để bớt căng thẳng.
C. Chia sẻ kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn, khuyên các bạn phải có phương pháp học tập phù hợp để chủ động chiếm lĩnh kiến thức.
D. Rủ các bạn đi chơi đá bóng cho bớt căng thẳng

Phần II. Tự luận (4.0 điểm)

Sở thích của em là gì? Em đã làm gì để thực hiện sở thích đó một cách có hiệu quả nhất?

Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6 năm 2021 – 2022

Phần I. Trắc nghiệm (6.0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đ/A D C B D A C A B D A B C

Phần II. Tự luận (4.0 điểm)

Yêu cầu cần đạt

Điểm

– Hs nêu được sở thích của bản thân

0.5

– HS nêu được những việc mà mình đã làm để thực hiện sở thích

+ HS nêu được 5 ý trở lên

+ HS nêu được 4 ý

+ HS nêu được 3 ý

+ HS nêu được 2 ý

+ HS nêu được 1 ý

GV căn cứ vào nội dung HS bộc bạch để cho điểm sao cho phù hợp, khuyến khích những em HS có những biện pháp hay thuyết phục

3.5

3,5

3.0

2.0

1.5

1.0

Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 6 sách Chân trời sáng tạo

Bảng mô tả các mức độ nhận thức giữa kì 1 môn Công nghệ 6

NỘI DUNG KIẾN THỨC MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG VẬN DỤNG CAO

Bài 1: Nhà ở đối với con người

– Nhận biết và kể được một số kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

– Nhận biết được các kiểu nhà ở đặc trưng của Việt Nam, nhận biết được những loại vật liệu dùng trong xây dựng nhà ở…

Trình bày được vai trò và đặc điểm chung của nhà ở đối với đời sống con người.

– Mô tả được các bước chính để xây dựng một ngôi nhà.

– Kể được tên một số vật liệu xây dựng nhà.

Bài 2: Sử dụng năng lượng gia đình đình

– Nêu được các biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và

– Hiểu các biện pháp sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong gia đình là gì.

– Biết sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng là tiết kiệm chi phí cho gai đình.

– Kể được các nguồn năng lượng thông dụng trong gia đình.

– Biết quan sát hình ảnh, kiến thức thực tế để tìm hiểu các nguồn năng lượng trong gia đình.

Bài 3: Ngôi nhà thông minh.

• Biết thế nào là ngôi nhà thông minh.

• Mô tả được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh.

• Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm, hiệu quả .

Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Công nghệ

Nội dung nhận thức Mức độ nhận thức Cộng
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
TN TL TN TL TN TL TN TL

Bài 1: Nhà ở đối với con người

3 Câu

(0,75đ)

1 Câu

(2đ)

2 Câu

(0,5đ)

6 câu

(3,25đ)

Bài 2: Sử dụng năng lượng gia đình đình

2 Câu

(0,5đ)

1 Câu

(0,25đ)

1 Câu

(2đ)

1 Câu

(1đ)

5 câu

(3,75đ)

Bài 3: Ngôi nhà thông minh.

3 Câu

(0,75đ)

1 Câu

(0,25đ)

1 Câu

(2đ)

5 câu

(3 đ)

Số câu

8 Câu

1 Câu

4 Câu

1 Câu

1 Câu

1 Câu

16 Câu

Tổng số điểm

2

điểm

2

điểm

1

điểm

2

điểm

2 điểm

1 điểm

10

điểm

%

20%

20%

10%

20%

20%

10%

100%

Đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Công nghệ năm 2021 – 2022

PHÒNG GD – ĐT…..

TRƯỜNG THCS …….

KIỂM TRA GIỮA HKÌ-NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: CÔNG NGHỆ – LỚP 6

Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm )

Đánh chéo vào chữ A,B,C,….chỉ ý trả lời đúng trong các câu sau đây :

Câu 1: Các hoạt động hằng ngày của các thành viên trong gia đình được thực hiện ở:

A. Nhà ở
B. Công viên
C. Sân Vận động
D. Công ty.

Câu 2: Kiểu nhà nào dưới đây được xây dựng trên các cột phía trên mặt đất?

A. Nhà chung cư.
B. Nhà sàn.
C. Nhà nông thôn truyền thống.
D. Nhà mặt phố.

Câu 3: Chỗ ngủ, nghỉ thường được bố trí như sau

A. Rộng rãi, trang nghiêm.
B. Riêng biệt, ồn ào.
C. Riêng biệt, yên tĩnh.
D. Trang trọng, ấm áp.

Câu 4: Xây dựng những ngôi nhà lớn, nhiều tầng cần sử dụng các vật liệu chính như:

A. Tre, nứa, lá.
B. đất sét, tre, lá.
C. Gỗ, lá dừa, trúc.
D. Xi măng, thép, đá.

Câu 5: Quy trình xây dựng nhà là:

A. Chuẩn bị → thi công → hoàn thiện.
B. Thi công → chuẩn bị → hoàn thiện.
C. Hoàn thiện → thi công → chuẩn bị
D. Thi công → hoàn thiện → chuẩn bị.

Câu 6: Nhà ở có đặc điểm chung về

A. kiến trúc và màu sắc.
B. cấu tạo và phân chia các khu vực chức năng.
C. vật liệu xây dựng và cấu tạo.
D. kiến trúc và phân chia các khu vực chức năng.

Câu 7: Nhà nổi thường có ở khu vực nào?

A. Tây Bắc.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du Bắc Bộ.

Câu 8: Biện pháp nào sau đây giúp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình

A. Sử dụng điện mọi lúc, mọi nơi không cần tắt các đồ dùng điện.
B. Thường xuyên dọn dẹp nhà ở sạch sẽ.
C. Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng điện ở mức tối đa.
D. Sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện.

Câu 9: Chỗ sinh hoạt chung là nơi

A. Nên rộng rãi, thoáng mát, đẹp.
B. Cần trang trọng và kín đáo.
C. Nơi kín đáo, chắc chắn, an toàn.
D. Nơi riêng biệt, đẹp, yên tĩnh.

Câu 10: Nhà ở có vai trò vật chất vì:

A. Nhà ở là nơi để mọi người cùng nhau tạo niềm vui, cảm xúc tích cực.
B. Nhà ở là nơi để con người nghỉ ngơi, giúp bảo vệ con người trước tác động của thời tiết.
C. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác thân thuộc.
D. Nhà ở là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.

Câu 11: Cấu trúc nhà ở gồm mấy phần:

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 12: Cần phải giữ gìn nhà ở sạch sẽ, ngăn nắp vì:

A. Để mọi thành viên trong gia đình sống mạnh khoẻ, tăng vẻ đẹp cho nhà ở.
B. Để tiết kiệm thời gian khi tìm đồ vật.
C. Giúp cho các thành viên trong gia đình cảm thấy dễ chịu.
D. Câu A và B

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Vai trò của nhà ở là gì?

Câu 2: (2 điểm) Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình là gì?

Câu 3: (2 điểm) Thế nào là ngôi nhà thông minh? Đặc điểm của ngôi nhà thông minh là gì?

Câu 4: (1 điểm) Hãy nêu 4 kiểu kiến trúc nhà đặc trưng nơi em sinh sống?

Đáp án đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn Công nghệ năm 2021 – 2022

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm) mỗi câu 0,25 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Đáp án

A

B

C

D

A

B

C

D

A

B

C

D

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Vai trò của nhà ở là gì?

Trả lời: Nhà ở có vai trò bảo vệ con người tránh khỏi những tác hại của thiên nhiên và môi trường (mưa, gió, sét đánh, nóng bức,…). Nhà ở là nơi đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thường ngày của các thành viên trong gia đình.

Câu 2: (2 điểm) Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình là gì?

Trả lời: Các biện pháp tiết kiệm năng lượng điện:

– Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, tắt các đồ dùng điện khí không sử dụng.

– Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng ở mức vừa đủ dùng;

– Sử dụng các thiết bị có tính năng tiết kiệm điện;

– Tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên và năng lượng mặt trời để giảm bớt việc sử dụng các đồ dùng điện.

Câu 3: Thế nào là ngôi nhà thông minh? Đặc điểm của ngôi nhà thông minh là gì?

Trả lời: Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hoặc bán tự động cho các thiết bị trong nhà tự động hoạt động theo ý muốn của người sử dụng.

Đặc điểm của ngôi nhà thông minh: tiện ích, an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.

Câu 4: (1 điểm) Hãy nêu 4 kiểu kiến trúc nhà đặc trưng nơi em sinh sống ?

Trả lời: Các kiểu nhà đặc trưng của Việt Nam là (nêu được 1 trong 4 loại kiểu kiến trúc nhà sau): – Nhà ba gian truyền thống.

– Nhà liên kế.

– Nhà biệt thự.

– Nhà chung cư.

– Nhà nổi.

– Nhà sàn.

Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 6 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 6 môn GDCD sách Chân trời sáng tạo

Cấp độ
Tên chủ để
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Vận dụng thấp Vận dụng cao
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL

1.Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Nhận biết được biểu hiện của tự hào về truyền thống gia đình dòng họ.

Giải thích được

ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

2

1

10 %

1

2

20%

3

3

30 %

2. Yêu thương con người

Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của yêu thương con người.

Trình bày được thế nào là yêu thương con người và kể được một việc làm cụ thể.

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

2

1

10%

1

3

30%

3

4

40%

3. Siêng năng, kiên trì.

Nhận biết được các biểu hiện, ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.

Chỉ ra những việc làm được và chưa được trong tình huống

Đồng tình với việc làm đúng và phê phán việc làm chưa đúng, khuyên bạn nên siêng năng kiên trì.

Số câu

Số điểm Tỉ lệ %

1

1,0

10%

1/2

1,0

10%

1/2

1,0

10%

2

3,0

30%

Tổng số câu:

Tổng số điểm ;

Tỉ lệ %

5

3,0

30%

2

5

50%

1/2

1,0

10%

1/2

1,0

10%

8

10

100%

Đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn GDCD năm 2021 – 2022

TRƯỜNG THCS…….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021 – 2022
Môn: GDCD 6
Thời gian: 45 phút
(Không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án trong các câu từ 1->4 mà em cho là đúng nhất.

Câu 1 (0,5 điểm): Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?

A. Truyền thống yêu nước.

B. Truyền thống hiếu học.

C. Truyền thống tôn sư trọng đạo.

D. Truyền thống đoàn kết nhân nghĩa chống giặc ngoại xâm.

Câu 2 (0,5 điểm): Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ được gọi là?

A. Gia đình đoàn kết.

B. Gia đình hạnh phúc.

C. Giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp.

D. Gia đình văn hóa.

Câu 3 (0,5 điểm): Câu tục ngữ: “ Bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” nói đến điều gì?

A. Tinh thần đoàn kết.

B. Lòng yêu thương con người.

C. Tinh thần yêu nước.

D. Đức tính tiết kiệm

Câu 4 (0,5 điểm): Trên đường đi học, em thấy bạn cùng trường xe bị hỏng phải dắt bộ, trong khi đó chỉ còn 15 phút nữa là vào lớp. Trong tình huống này em sẽ làm gì?

A. Phóng xe thật nhanh đến trường không sẽ muộn học.

B. Coi như không biết vì không liên quan đến mình.

C. Đèo bạn mang xe đi sửa sau đó đèo bạn đến trường.

D. Trêu tức bạn.

Câu 5 (1 điểm): Em tán thành hay không tán thành với ý kiến nào dưới đây?( Đánh dấu X vào ô em chọn).

Ý kiến Tán thành Không tán thành
A. Chỉ làm việc nhà khi bố mẹ nhắc nhở
B. Nếu gặp bài tập khó thì nên bỏ qua để có thời gian làm việc khác
C. Học sinh rất cần có tính siêng năng, kiên trì.
D. Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong cuộc sống.

II. TỰ LUẬN:( 7 điểm)

Câu 1: Em hiểu thế nào là yêu thương con người? Hãy kể về một việc làm cụ thể của em thể hiện tình yêu thương giúp đỡ mọi người (đối với cha mẹ, anh chị em, bạn bè hoặc hàng xóm láng giềng, người trên phố…)

Câu 2: Theo em, vì sao chúng ta phải giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ?

Câu 3: An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 19h tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài tập đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài tập đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài tập nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.

a, Việc làm của An trong tình huống trên có điều gì được và chưa được ? Bạn còn thiếu đức tính gì ?

b, Nếu là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Đáp án đề thi giữa học kì 1 lớp 6 môn GDCD năm 2021 – 2022

I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

– Trong các câu từ 1-> 4 mỗi câu đúng được 0,5 điểm.

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4
B C B C

– Câu 5: Mỗi ý đúng được 0.25 điểm

+ Tán thành: C, D.

+ Không tán thành: A, B.

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu Nội dung Điểm

1 (3đ)

– Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

– Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ, biết hy sinh và tha thứ cho mọi người.

– Một việc làm cụ thể: Trong xóm em có một bà cụ đã già nhưng không có con cái nương tựa. Thường ngày bà cụ hay buồn rầu, tuổi tác cũng làm cụ yếu đi nhiều, không thể thường xuyên làm việc nhà. Thấy vậy, em cùng các bạn thường xuyên đến chơi với cụ, động viên, chăm sóc cụ, thu dọn làm việc nhà giúp cụ. điều này khiến cụ rất vui và yêu quý chúng em.

1 điểm

0,5 điểm

1,5 điểm

2

(2 đ)

– Vì đây là những truyền thống có giá trị về tinh thần, vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Những truyền thống đó còn nói lên nét văn hóa, bản sắc độc đáo của dân tộc Việt Nam.

2 điểm

3

(2 đ)

a. An có biểu hiện siêng năng học tập và làm bài tập đầy đủ. Nhưng An lại thiếu tính kiên trì vì không quyết tâm làm đến cùng khi gặp bài tập khó.

b. Em sẽ khuyên An: là học sinh, nếu chỉ có tính siêng năng thôi chưa đủ, mà còn phải có tính kiên trì mới đạt kết quả tốt trong học tập. Muốn có tính kiên trì thì cần phải thường xuyên rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ.

1 điểm

1 điểm

Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Tin học 6 sách Chân trời sáng tạo

Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng
TL TL TL TL

Bài 1. Thông tin và dữ liệu

Nêu được khái niệm thông tin, dữ liệu, vật mang tin

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

3

30%

1

2,5

25%

Bài 2. Xử lí thông tin

Trình tự xử lí thông tin của con người.

Vận dụng được kiến thức xử lý thông tin vào thực tế

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1/2

2.0

20%

1/2

1.0

10%

1

30%

Bài 3. Thông tin trong máy tính

Biết được thông tin trong máy tính biểu diễn bằng dãy bít và biết được đơn vị nhỏ nhất để đo dung lượng thông tin là bit

Mã hóa số 3 và số 6 thành dãy bit gồm 2 kí hiệu 0 và 1

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1/2

1.0

10%

1/2

1

10%

1

2.0đ

20%

Bài 4. Mạng máy tính

Nêu được mạng máy tính là gì ? Lợi ích của mạng máy tính

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1

2.0

20%

1

2.0

20%

Tổng

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

1.5

4.0

40%

1.5

4.0

40%

1

2.0

20%

4

10.0

100%

Đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 6 năm 2021 – 2022

Câu 1: (3 điểm)

Thế nào là thông tin? Thế nào là dữ liệu? Thế nào là vật mang tin?

Câu 2: (3 điểm)

a. Quá trình xử lý thông tin gồm những hoạt động cơ bản nào?

b. Mỗi việc dưới đây thuộc hoạt động nào trong quá trình xử lý thông tin:

* Em đang thực hiện một phép tính nhẩm

* Em chép bài trên bảng

Câu 3:

a. Thông tin trong máy tính được biểu diễn như thế nào? Đơn vị nào nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin ?

b. Em hãy mã hóa số 3 thành dãy các kí tự 0 và 1?

Câu 4: Mạng máy tính là gì? Nêu lợi ích của mạng máy tính?

Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tin học 6 năm 2021 – 2022

Câu Đáp án Điểm

1

– Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện,…) và về chính mình.

– Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Thông tin thể hiện ở dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh,…

– Vật mang tin là phương tiện dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin như: giấy, báo, USB, ổ đĩa, đĩaCD, VCD,…

1.0đ

1.0đ

1.0đ

2

a. Các hoạt động xử lý thông tin:

Thu nhận thông tin

Xử lý thông tin

Lưu trữ thông tin

Truyền thông tin

b. Em đang thực hiện một phép tính nhẩm – Xử lý thông tin

* Em chép bài trên bảng –Lưu trữ thông tin.

0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ

1.0đ

3

a. Thông tin được biểu diễn trong máy tính bằng dãy các bit hay dãy nhị phân.

Bít là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin.

b. Mã hóa số 3 (1đ)

0 1 2 3 4 5 6 7

Lần 1: 0 1 2 3 Trái = 0

Lần 2: 2 3 Phải = 1

Lần 3: 3 Phải = 1

Số 3: 011

0.5đ

0.5đ

1.0đ

4

Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nốt để truyền thông tin cho nhau tạo thành một mạng máy tính.

Lợi ích của mạng máy tính: Người dùng có thể liên lạc với nhau để trao đổi thông tin, chia sẻ dữ liệu và dùng chung các thiết bị mạng.

1.0đ

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!