Lớp 8

Các loại phản ứng hóa học lớp 8

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Từ một chất ban đầu khi chúng ta cho chúng kết hợp cùng với 1 chất khác thì cả hai sẽ bị biến đổi trong phản ứng. Vậy trong chương trình Hóa học 8 có những loại phản ứng hóa học nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

I. Phản ứng hóa học là gì?

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác. Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng. Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.

Bạn đang xem: Các loại phản ứng hóa học lớp 8

Phương trình chữ: Tên các chất phản ứng → Tên các sản phẩm.

Lưu ý: Dấu “→” đọc là tạo thành (hay sinh ra)

Dấu ” +” phía trước dấu “→” đọc là tác dụng với (hay phản ứng với, hóa hợp với).

Dấu ” +” phía sau dấu “→” đọc là: và

Ví dụ: (1) Lưu huỳnh + oxi → lưu huỳnh đioxít

(chất tham gia) (sản phẩm )

⇒ Đọc là: Lưu huỳnh tác dụng với Oxi sinh ra lưu huỳnh đioxít

II. Các loại phản ứng hóa học lớp 8

1. Phản ứng hóa hợp

Khái niệm: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Ví dụ phản ứng hóa hợp

4P + 5O2 → 2P2O5

3Fe + 2O2 → Fe3O4

CaO + H2O → Ca(OH)2

Na2O + H2O → 2NaOH

N2O5 + 3H2O → 2HNO3

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

SO3 + H2O → H2SO4

2. Phản ứng phân hủy

Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới

Ví dụ phản ứng phân hủy

KMnO4 overset{t^{circ } }{rightarrow} K2MnO4 + MnO2 + O2

KClO3 overset{t^{circ } }{rightarrow} KCl + O2

CaCO3 overset{t^{circ } }{rightarrow} CaO + CO2

2Fe(OH)3 overset{t^{circ } }{rightarrow} Fe2O3 + H2O

3. Phản ứng oxi hóa khử

Định nghĩa: Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử

Phản ứng oxi hóa khử ở chương trình lớp 8 được giảm tải

4. Phản ứng thế

Định nghĩa

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Ví dụ phản ứng thế

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

III. Bài tập các loại phản ứng hóa học

Câu 1. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng hóa hợp, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. CaO + H2O → Ca(OH)2

B. 2NO2 → N2O4

C. 2NO2 + 4Zn → N2 + 4ZnO

D. 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

Câu 2. Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

B. CaCO3 → CaO + CO2

C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Câu 3. Phản ứng nào dưới đây thuộc phản ứng phân hủy

A. Zn(OH)2 → ZnO + H2O

B. CO2 + 1/2O2 → CO3

C. CuO + H2 → Cu + H2O

D. 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

Câu 4. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng hóa hợp

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O

B. 2Mg + O2 → 2MgO

C. 2KClO3 → 2KCl + 3O2

D. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Câu 5. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học

A. Trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2, hay nhiều chất ban đầu

B. Trong đó chỉ có một chất mới sinh ra từ 2 chất ban đầu

C. Trong đó chỉ có 2 chất mới sinh ra từ 1 chất ban đầu

D. Trong đó chỉ có 1 hay nhiều chất sinh ra từ 1 chất ban đầu.

Câu 6. Phản ứng nào sau đây là phản ứng phân hủy

A. 4P + 5O2 → 2P2O5

C. Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

C. CO + O2 → CO2

D. 2Cu + O2 → 2CuO

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 8

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!