Lớp 10

Soạn bài Tựa Trích diễm thi tập

Văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” của tác giả Hoàng Đức Lương sẽ được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 10.

THPT Nguyễn Đình Chiểu sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 10: Tựa “Trích diễm thi tập”, mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Bạn đang xem: Soạn bài Tựa Trích diễm thi tập

Soạn văn Tựa “Trích diễm thi tập” chi tiết

I. Tác giả

– Hoàng Đức Lương (chưa rõ năm sinh, năm mất), nguyên quán ở huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên), trú ở huyện Gia Lâm (Hà Nội).

– Ông thi đỗ Tiến sĩ năm Mậu Tuất (1478).

– Các tác phẩm của ông hiện còn khoảng 25 bài thơ chép trong Toàn Việt thi lục và Hoàng Việt thi tuyển; bộ Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay).

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

– Trích diễm thi tập (Tuyển tập những bài thơ hay) không rõ được biên soạn khi nào. Ở thế kỉ XV, sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược, nhiều nhà văn hóa nước ta đã tiến hành sưu tầm các tác phẩm văn thơ của trí thức Việt Nam từ các thời kỳ trước. Tác phẩm này là một trong những bộ sưu tập ấy.

– Bài tựa của tập thơ được viết năm 1947.

2. Bố cục

Gồm 2 phần:

– Phần 1: Từ đầu đến “mà không rách nát tan tành”. Những nguyên nhân khiến thơ văn không được lưu truyền đầy đủ.

– Phần 2. Còn lại. Ý thức trách nhiệm của tác giả đối với thơ ca của dân tộc.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Nguyên nhân khiến thơ văn không được lưu truyền đầy đủ

– Thơ văn hay nhưng lại có ít người hiểu được ý nghĩa (đa số chỉ có thi nhân mới hiểu được).

– Những bậc danh nho có học ít để ý đến thơ ca.

– Những người yêu thích thơ văn, thì lại ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi.

– Việc in ấn sách của nhà nước còn nhiều hạn chế.

2. Thực trạng thơ văn nước nhà và tâm sự của tác giả

– Chỉ trông chờ vào thơ bách gia đời nhà Đường

– Thơ Lý – Trần không khảo cứu vào đâu được

– Chỉ nhặt nhạnh trong giấy tàn, vách nát.

3. Công cuộc sưu tập “Trích diễm thi tập”

Công việc sưu tập “Trích diễm thi tập” gồm các bước: tìm quanh hỏi khắp, thu lượm của quan đương thời, chọn thơ văn hay, chia xếp từng loại, đặt tên, phần cuối phụ thêm thơ của mình.

Tổng kết: 

– Nội dung: Tựa trích diễm thi tập thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và ý thức bảo tồn di sản văn học dân tộc.

– Nghệ thuật: Nghệ thuật lập luận chặt chẽ, lời lẽ thiết tha…

Soạn văn Tựa “Trích diễm thi tập” ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Theo Hoàng Đức Lương, có những nguyên nhân nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không lưu truyền đầy đủ cho đời sau? Cho biết nghệ thuật lập luận của tác giả.

* Nguyên nhân:

– Thơ văn hay nhưng lại có ít người hiểu được ý nghĩa (đa số chỉ có thi nhân mới hiểu được).

– Những bậc danh nho có học ít để ý đến thơ ca.

– Những người yêu thích thơ văn, thì lại ngại vì công việc nặng nề, tài lực kém cỏi.

– Việc in ấn sách của nhà nước còn nhiều hạn chế.

* Nghệ thuật lập luận:

– Nghệ thuật liên tưởng, so sánh: “thơ văn như khoái trá, gấm vóc”…

– Câu hỏi tu từ: “làm sao giữ mãi?…, được mà không?…

– Luận điểm được trình bày rõ ràng, mạch lạc và khúc chiết.

Câu 2. Hoàng Đức Lương đã làm gì để sưu tầm thơ văn của tiên nhân?

Công việc sưu tập “Trích diễm thi tập” gồm các bước: tìm quanh hỏi khắp, thu lượm của quan đương thời, chọn thơ văn hay, chia xếp từng loại, đặt tên, phần cuối phụ thêm thơ của mình.

Câu 3. Điều gì thôi thúc Hoàng Đức Lương vượt khó khăn để biên soạn tuyển tập thơ này? Anh (chị) có cảm nghĩ gì về công việc sưu tầm, biên soạn thơ văn của ông?

– Niềm tự hào về nền văn hiến của dân tộc.

– Ý thức trách nhiệm đối với dân tộc.

– Tinh thần tự chủ, tự cường.

Câu 4. Anh (chị) cho biết, trước “Trích diễm thi tập”đã có ý kiến nào nói về văn hiến dân tộc.

Gợi ý: Trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã từng nói về nền văn hiến dân tộc:

“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…”

II. Luyện tập

Tìm các dẫn chứng chứng tỏ các nhà văn, nhà thơ thời xưa rất tự hào về nền văn hiến dân tộc. (Gợi ý: Đọc lại phần một của tác phẩm Đại cáo bình Ngô).

Gợi ý: 

Một số tác giả thời xưa thể hiện niềm tự hào về nền văn hiến của dân tộc:

– Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước/Vốn xưng nền văn hiến đã lâu…”

– “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư/Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”

– Hiền tài là nguyên khí quốc gia (Thân Nhân Trung)…

=> Thông qua các tác phẩm này, các tác giả muốn khẳng định nền văn hiến lâu đời của dân tộc, hay tầm quan trọng của việc trọng dụng nhân tài để xây dựng đất nước.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 10

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!