Lớp 7

Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Sinh học 7 năm 2021 – 2022

Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Sinh học 7 năm 2021 – 2022 là tài liệu cực kì hữu ích, tóm tắt toàn bộ kiến thức lý thuyết và các dạng bài tập bám sát chương trình giữa kì 1 môn Sinh lớp 7.

Đề cương ôn tập Sinh học 7 giữa học kì 1 giúp các bạn củng cố và hệ thống lại kiến thức để chuẩn bị tốt nhất cho bài thi giữa học kì 1 sắp tới. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 môn Sinh học. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.

Bạn đang xem: Đề cương ôn tập giữa kì 1 môn Sinh học 7 năm 2021 – 2022

I. Mục tiêu cần đạt thi giữa kì 1 lớp 7 môn Sinh

1. Kiến thức

– Nêu cấu tạo, cách di chuyển, cách dinh dưỡng, sinh sản của thủy tức. Đa dạng ngành ruột khoang. Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang.

– Trình bày nơi sống, cấu tạo, di chuyển, sinh sản và vòng đời của sán lá gan, sán lông, giun đũa.

– Kể tên một số giun dẹp, giun tròn khác. Nêu biện pháp phòng tránh giun dẹp, giun trong kí sinh.

– Vận dụng kiến thức để giải thích được một số hiện tượng trong thực tế trong phòng tránh bệnh giun kí sinh.

2. Kĩ năng

– Rèn kĩ năng tư duy, so sánh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong phòng tránh bệnh giun kí sinh.

– Kĩ năng làm bài tập trắc nghiệm.

3. Thái độ

– Nghiêm túc, cẩn thận, tự giác khi làm bài.

– Bảo vệ môi trường sống, sức khỏe và phòng chống bệnh giun sán kí sinh.

4. Phát triển năng lực

– Năng lực tự học, năng lực tư duy

II. Phạm vi ôn tập giữa kì 1 lớp 7

– Chương II: Ngành ruột khoang

– Chương III: Các ngành giun

III. Câu hỏi tự luận kiểm tra giữa kì 1 môn Sinh học 7

1. Em hãy trình bày cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, cách di chuyển, cách dinh dưỡng, cách sinh sản của thủy tức.

2. Nơi sống, cách dinh dưỡng của sứa, hải quỳ, san hô. Cách di chuyển của sứa. Tập tính sống của san hô. Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang.

3. Đặc điểm cấu tạo, nơi sống, di chuyển, cách dinh dưỡng, cách sinh sản, vòng đời của sán lông, sán lá gan. Nơi kí sinh, cách xâm nhập của sán lá máu, sán bã trầu, sán dây. Cách phòng tránh giun dẹp kí sinh.

4. Cấu tạo ngoài, cấu tạo trong, cách di chuyển, cách dinh dưỡng và vòng đời của giun đũa.

5. Nơi kí sinh, cách xâm nhập của giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa. Cách phòng tránh giun tròn kí sinh.

6. Em hãy nêu các đặc điểm khác nhau của ngành giun dẹp và ngành giun tròn?

Đặc điểm nào của ngành giun tròn tiến hơn ngành giun dẹp?

IV. Câu hỏi trắc nghiệm thi giữa kì 1 lớp 7 môn Sinh

Câu 1: Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là

A. quang tự dưỡng.
B. hoá tự dưỡng.
C. dị dưỡng.
D. dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.

Câu 2: Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?

A. Đối xứng toả tròn.
B. Đối xứng hai bên.
C. Đối xứng lưng – bụng.
D. Đối xứng trước – sau.

Câu 3: Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.
B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.
C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.
D. Giúp sứa dễ bắt mồi.

Câu 4: Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

A. Hải quỳ có khả năng di chuyển còn san hô thì không.
B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.
C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.
D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

Câu 5: Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì?

A. Cung cấp vâtk liệu xây dựng.
B. Nghiên cứu địa tầng.
C. Thức ăn cho con người và động vật.
D. Vật trang trí, trang sức.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây vể thuỷ tức là đúng?

A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
B. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử.
C. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng.
D. Có khả năng tái sinh.

Câu 7: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều …(1)… có chức năng …(2)….

A. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
B. (1) : tế bào gai ; (2) : tự vệ và bắt mồi
C. (1) : tế bào sinh sản ; (2) : sinh sản và di chuyển
D. (1) : tế bào thần kinh ; (2) : di chuyển và tự vệ

Câu 8: Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?

A. Tiêu hoá thức ăn.
B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.
C. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.
D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9: Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể?

A. Tế bào mô bì – cơ.
B. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.
C. Tế bào sinh sản.
D. Tế bào cảm giác.

Câu 10: Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ

A. tuyến hình cầu.
B. tuyến sữa.
C. tuyến hình vú.
D. tuyến bã.

Câu 11: Đặc điểm của tế bào thần kinh của thuỷ tức là

A. hình túi, có gai cảm giác.
B. chiếm chủ yếu lớp trong, có roi và không bào tiêu hoá.
C. chiếm phần lớn ở lớp ngoài.
D. hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong toả nhánh.

Câu 12: Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng

A. các xúc tu.
B. các tế bào gai mang độc.
C. lẩn trốn khỏi kẻ thù.
D. trốn trong vỏ cứng.

Câu 13: Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?

A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
B. Gây ngứa và độc cho người.
C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.
D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.

Câu 14: Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là

A. Hệ thần kinh hình lưới.
B. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
C. Hệ thần kinh dạng ống.
D. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.

Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?

A. Cơ thể hình dù.
B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.
C. Luôn sống đơn độc.
D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

Câu 16: Độ sâu tối đa mà các loài san hô có thể sống là bao nhiêu?

A. 50m.
B. 100m.
C. 200m.
D. 400m.

Câu 17: Đặc điểm nào dưới đây là của san hô?

A. Cơ thể hình dù.
B. Luôn sống đơn độc.
C. Sinh sản vô tính bằng tiếp hợp.
D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

Câu 18: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.
B. Cơ thể đối xứng toả tròn.
C. Sống thành tập đoàn.
D. Thích nghi với lối sống bám.

Câu 19: Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.
B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành ; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Câu 20: Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài

A. 5 nghìn loài
B. 10 nghìn loài
C. 15 nghìn loài
D. 20 nghìn loài

Câu 21: Loài ruột khoang nào không di chuyển

A. San hô và sứa
B. Hải quỳ và thủy tức
C. San hô và hải quỳ
D. Sứa và thủy tức

Câu 22: Phát biểu nào sau đây về giun tròn là sai?

A. Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.
B. Phần lớn sống kí sinh.
C. Tiết diện ngang cơ thể tròn.
D. Ruột phân nhánh.

Câu 23: Đặc điểm của giun tròn khác với giun dẹp là

A. Cơ thể đa bào
B. Sống kí sinh
C. Ấu trùng phát triển qua nhiều vật trung gian
D. Có hậu môn

Câu 24: Giun tròn chủ yếu sống

A. Tự do
B. Sống bám
C. Tự dưỡng như thực vật
D. Kí sinh

Câu 25: Giun tròn chủ yếu sống

A. Tự do
B. Sống bám
C. Tự dưỡng như thực vật
D. Kí sinh

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không có ở các đại diện của ngành Giun tròn?

A. Sống trong đất ẩm, nước hoặc kí sinh trong cơ thể các động vật, thực vật và người.
B. Cơ thể hình trụ, thuôn 2 đầu, bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức.
C. Phân biệt đầu – đuôi, lưng – bụng.
D. Cơ quan tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.

Câu 27: Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là

A. giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.
B. tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn.
C. tăng khả năng trao đổi khí.
D. bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.

Câu 28: Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?

1. Uống thuốc tẩy giun định kì.

2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.

3. Không dùng phân tươi bón ruộng.

4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.

5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Số ý đúng là

A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.

Câu 29: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường

A. Đường tiêu hóa
B. Qua da
C. Đường hô hấp
D. Qua máu

Câu 30: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?

A. Đi chân đất.
B. Ngoáy mũi.
C. Cắn móng tay và mút ngón tay.
D. Xoắn và giật tóc.

Câu 31: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?

A. Phần lớn sống kí sinh.
B. Ruột phân nhánh.
C. Tiết diên ngang cơ thể tròn.
D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức.

Câu 32: Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?

A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.
B. Tiết diện ngang cơ thể.
C. Đời sống.
D. Con đường lây nhiễm.

Câu 33: Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?

A. Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.
B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.
C. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).
D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 34: Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người?

A. Giun móc câu.
B. Giun chỉ.
C. Giun đũa.
D. Giun kim.

Câu 35 Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?

A. Đỉa, giun đất.
B. Giun kim, giun đũa.
C. Giun đỏ, vắt.
D. Lươn, sá sùng.

Câu 36: Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người

A. Hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng
B. Làm người bệnh xanh xao, vàng vọt
C. Gây ngứa ở hậu môn
D. Cả a và b

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!