Lớp 6

Đề thi học kì 1 môn Toán 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 1 môn Toán 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo có bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô tham khảo để có thêm nhiều kinh nghiệm soạn đề thi cuối học kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 6 luyện giải đề, rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn và nắm được cấu trúc đề thi cuối học kì 1, củng cố kiến thức để ôn thi học kỳ I đạt kết quả cao. Vậy mời thầy cô cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bạn đang xem: Đề thi học kì 1 môn Toán 6 năm 2021 – 2022 sách Chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi học kì 1 môn Toán 6 sách Chân trời sáng tạo

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

vận dụng cao

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Chương 1. Số tự nhiên.

Số câu

1

1

2

4

Số điểm

0,5

1,5

2

4

Số câu/ Hình thức

1

5

8a, 8b

Thành tố năng lực.

GT

TD

GQVĐ

Chương 2. Số nguyên.

Số câu

1

2

2

5

Số điểm

0,5

1,5

1

3

Số câu/ Hình thức

2

6a, 7a

6b,7b

Thành tố năng lực.

MHH

MHH

MHH

Chương 3. Hình học trực quan.

Số câu

2

1

2

5

Số điểm

1

1

1

3

Số câu/ Hình thức

3,4

9

10a, 10b

Thành tố năng lực.

TD

CC

MHH, CC, GQVĐ

Tổng điểm

2

3

4

1

10

Đề thi học kì 1 môn Toán 6 năm 2021 – 2022

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN…..

TRƯỜNG TH&THCS……

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM 2021 – 2022
MÔN TOÁN 6
Thời gian làm bài: 90 phút

PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM

Chọn đáp án đúng.

Câu 1. 38 đọc là:

A. Tám mũ ba

B. Ba mũ tám

C. Tám nhân ba

D. Ba nhân tám

Câu 2: Số nguyên chỉ năm có sự kiện “Thế vận hội đầu tiên diễn ra năm 776 trước công nguyên” là số nào trong các số sau đây?

A. – 1776

B. 776

C. – 776

D. 1776

Câu 3. Hình nào dưới đây là hình tam giác đều?

Câu 3

Câu 4: Hình nào dưới đây có trục đối xứng?

Câu 4

PHẦN 2. TỰ LUẬN

Câu 5: Trong các số 1930, 1945, 1954, 1975. Những số nào chia hết cho 5? Vì sao?

Câu 6: Một chiếc tàu ngầm đang ở độ cao -47 m so với mực nước biển. Sau đó tàu ngầm nổi lên 18 m.

a) Viết phép tính biểu thị độ cao mới của tàu ngầm so với mực nước biển.

b) Tính độ cao mới của tàu ngầm so với mặt nước biển.

Câu 7: Bản tin dự báo thời tiết dưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất và nhiệt độ cao nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga (tính theo độ C) trong các ngày từ 17/1/2021 đến 23/1/2021

a) Nêu nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga (tính theo độ C) trong ngày 22/1/2021

b) Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga trong ngày 22/1 2021 là bao nhiêu độ C ?

Câu 7

Câu 8:

a) Tìm bội chung nhỏ nhất của 18 và 27.

b) Thực hiện phép tính: S=frac{7}{27}+frac{5}{18}

Câu 9: Dùng thước và compa vẽ hình thoi ABCD biết cạnh AB = 3cm, đường chéo AC = 5cm.

Câu 9

Đáp án đề thi học kì 1 môn Toán 6 năm 2021 – 2022

Câu 1:

– Để trả lời được câu một học sinh phải đọc được biểu thức lũy thừa của một số tự nhiên.

– Câu 1 đánh giá năng lực giao tiếp toán học theo mức độ 1.

– Đáp án: B.

– Điểm số: 0,5.

Câu 2:

– Để trả lời được câu 2, học sinh phải biết sử dụng số nguyên âm để chỉ thời gian trước Công nguyên.

– Câu 2 đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 1.

– Đáp án: C.

– Điểm số: 0,5.

Câu 3:

– Để trả lời được câu 3 học sinh phải nhận biết được tam giác đều.

– Câu 3 đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học theo mức 1.

– Đáp án D.

– Điểm số: 0,5.

Câu 4:

– Để trả lời được câu 4 học sinh phải nhận biết được hình phẳng có trục đối xứng.

– Câu 4 đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học theo mức 1.

– Đáp án: A.

– Điểm số 0,5.

Câu 5:

– Để trả lời được câu 5 học sinh phải biết dựa vào dấu hiệu chia hết cho 5.

– Câu 5 đánh giá năng lực tư duy và lập luận toán học theo mức 2.

– Giải: Trong các số 1930, 1945, 1954, 1975, những số chia hết cho 5 là: 1930, 1945, 1975, vì chúng có chữ số tận cùng là 0 ; 5

– Điểm số: 1,5

Câu 6:

a)

– Để làm được câu 6a, học sinh phải hiểu được vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính số nguyên.

– Câu 6a đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 2.

– Giải: Phép toán liên quan đến độ cao mới của tàu ngầm dưới mực nước biển là: -47 + 18.

– Điểm số: 0,5

b)

– Để làm được câu 6b học sinh phải giải quyết được vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính số nguyên.

– Câu 6b đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 3.

– Giải: Độ cao mới của tàu ngầm so với mực nước biển là: -47 + 18 = -29 (m).

– Điểm số: 0,5

Câu 7:

a)

– Để trả lời được câu 7a, học sinh phải hiểu được vấn đề thực tiễn gắn với so sánh hai số nguyên.

– Câu 7a đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 2.

– Giải:

+ Nhiệt độ cao nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga tính theo độ C trong ngày 22/1/2021 là: -1 0C.

+ Nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga tính theo độ C trong ngày 22/1/2021 là: -9 0C.

– Điểm số: 1.

b)

– Để trả lời được câu 7b, học sinh phải giải quyết được vấn đề thực tiễn gắn với thực hiện các phép tính số nguyên.

– Câu 7b đánh giá năng lực mô hình hóa toán học theo mức 3.

– Giải:

Chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất ở Thủ đô Mát-xcơ-va của Liên bang Nga trong ngày 22/1/2021 là: -1 – (-9) = 8 0C.

– Điểm số: 0,5

Câu 8:

a)

– Để làm được câu 8a, học sinh phải xác định được bội chung nhỏ nhất của hai số tự nhiên.

– Câu 8a, đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học theo mức 3.

– Giải:

Phân tích 18 và 27 ra thừa số nguyên tố:

18 = 2 . 3 . 3 = 2 . 32

27 = 3 . 3 . 3 = 33

BCNN(18, 27) = 2 . 32 = 2 . 27 = 54

– Điểm số: 1.

b)

– Để làm được câu 8b, học sinh phải thực hiện được phép cộng phân số bằng cách sử dụng bội chung nhỏ nhất.

– Câu 8b đánh giá năng lực giải quyết vấn đề toán học theo mức 3.

– Giải:

BCNN(18, 27) = 54

54 : 18 = 3

54 : 27 = 2

S=frac{7.2}{27.2}+frac{5.3}{18.3}=frac{14}{54}+frac{15}{54}=frac{14+15}{54}=frac{29}{54}

– Điểm số: 1.

Câu 9:

– Để làm được câu 9, học sinh phải biết các bước vẽ hình thoi khi biết độ dài cạnh và độ dài một đường chéo.

– Câu 9 đánh giá năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán theo mức 3.

– Giải: (Học sinh không cần trình bày các bước vẽ trong bài làm của mình). Kết quả vẽ được như hình bên.

– Điểm số: 1.

Câu 9

Câu 10:

– Để làm được câu 10 học sinh phải coi mỗi đoạn ống hút biểu diễn một cạnh của lục giác đều, mô tả được một số yếu tố cơ bản của lục giác đều, biết cách tạo lập lục giác đều.

– Câu 10 đánh giá năng lực mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học mức 4.

– Giải:

a) Muỗi hút được cắt thành 3 đoạn bằng nhau để tạo nên ba cạnh của mỗi lục giác đều.

Vậy mỗi lục giác đều cần 2 ống hút.

Trên hình có tất cả 9 lục giác đều, do đó số hút mà bạn Hoa đã sử dụng là:

9 . 2 = 18 (ống hút).

b) Tổng chiều dài của tất cả các ống hút mà bạn Hoa đã dùng là:

18 . 198 = 3564 (mm)

– Điểm số: 1.

Đăng bởi: THPT Nguyễn Đình Chiểu

Chuyên mục: Tài Liệu Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!

Bạn đang dùng trình chặn quảng cáo!